Mẹ&Con – Bà bầu có nên ăn cua ghẹ không là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Hiểu được băn khoăn đó, Mẹ&Con trả lời thắc mắc của mẹ qua bài viết dưới đây nhé! Bà bầu có nên ăn dứa không? Bầu có nên ăn rau răm? Bầu có nên ăn ốc?

Bà bầu có nên ăn cua ghẹ?

Thịt cua và ghẹ đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu như canxi, sắt, selen, kẽm, protein, omega, vitamin B1, B2, B5, B6, B12… Chính vì vậy, cua ghẹ được xem là nguồn thực phẩm cung cấp dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng cua ghẹ biển lại chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Hơn nữa, nếu vùng nước nhiễm chất độc hại thì thịt cua ghẹ còn có khả năng chứa những chất gây hại cho bào thai, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, nguy cơ sinh non và sảy thai. Do đó, vào giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn cua ghẹ nhưng không nên ăn quá nhiều. Trung bình, mẹ chỉ cần ăn khoảng 100g cua mỗi tuần là hợp lý.

Bà bầu có nên ăn cua ghẹ 

Bà bầu có nên ăn cua ghẹ? (Ảnh minh họa)

Khi chọn mua cua, mẹ bầu cũng lưu ý tránh chọn những con cua chết hoặc cua sắp chết. Thay vào đó, mẹ có thể chọn những con cua tươi sống, lành lặn, cầm chắc tay và đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, khi chế biến, cua ghẹ nên được rửa sạch và nấu chín kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng. Đặc biệt, bà bầu 3 tháng đầu cần tránh ăn nước luộc cua ghẹ vì với các loại cua ghẹ bị nhiễm chất độc hại thì những chất này có thể thôi nhiễm ra nước nhiều nhất. Mẹ bầu cũng không nên để thịt cua đã chế biến qua đêm (kể cả qua đêm trong tủ lạnh) mà nên ưu tiên ăn hết trong ngày.

Một số trường hợp mẹ bầu nên tạm kiêng ăn cua ghẹ:

  • Mẹ bầu mới ốm dậy, hệ tiêu hoá còn yếu.
  • Mẹ bầu đang bị tiêu chảy.
  • Mẹ bầu mắc cảm cúm, ho hen.
  • Mẹ bầu dị ứng với cua ghẹ, ăn xong thường nổi mẫn đỏ hoặc mề đay trên cơ thể.

Gợi ý các món ngon từ cua ghẹ cho bà bầu

– Bún riêu cua: Đây là gợi ý món bún ngon mát cho bữa sáng của mẹ bầu.

– Canh cua: Mẹ bầu có thể nấu canh cua bí đao hay canh cua rau đay vừa giúp giải nhiệt trong những ngày oi nóng, dễ ăn, vừa có tác dụng lợi tiểu, giảm phù nề khi mang thai rất tốt.

– Nem cua, chả cua: Thỉnh thoảng, mẹ có thể ăn nem cua, chả cua với lượng vừa phải để tránh bị khó tiêu, vì các món ăn này thường được chiên xào qua dầu mỡ nhiều.

– Cua biển, ghẹ hấp.

Như vậy, bà bầu có nên ăn cua ghẹ không, mẹ đã tìm được lời giải đáp rồi phải không nào? Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt!

Tags:

Bài viết liên quan