Mẹ&Con - Hãy trả lời theo cách bạn cho là đúng nhất với vài tình huống sau đây. Bạn sẽ kiểm tra lại được kỹ năng chăm sóc bé yêu của mình đã hoàn hảo chưa đấy! Món ngon cho mẹ 5 “mẹo” chữa lở miệng cho bé Bí quyết cho mẹ vừa đi làm vừa nuôi con nhỏ

1. Bạn nên bắt đầu cho bé làm quen với việc vệ sinh răng miệng khi:

a. Bé có chiếc răng đầu tiên.

b. Bé có khoảng 6-8 chiếc răng.

c. Bé có trên 10 chiếc răng.

Trắc nghiệm: Bạn đã trang bị đủ kỹ năng làm mẹ? 7

>> Đáp án đúng là: Câu a.

Rất nhiều bà mẹ giữ suy nghĩ: Đợi con mọc nhiều nhiều răng thì mới tính tới chuyện chải răng, vệ sinh răng miệng chứ. Có vài chiếc răng sữa bé tí thì… cần gì vệ sinh! Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, vì thực tế là chuyện sâu răng không chờ đến khi bé đủ cả hàm răng rồi mới bắt đầu… sâu.

Ngay khi bé có chiếc răng đầu tiên, bạn đã nên tích cực vệ sinh răng miệng cho con bằng một miếng gạc nhỏ, quấn quanh đầu ngón tay của bạn. Nhớ rửa sạch tay trước đó và đảm bảo miếng gạc hoàn toàn sạch. Khi bé có được vài chiếc răng, có thể bắt đầu cho bé làm quen với loại bàn chải đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.

Nên vệ sinh răng miệng cho con thật nhẹ nhàng. Không cần dùng đến kem đánh răng trong giai đoạn này hoặc chỉ dùng loại dành riêng cho trẻ em, với lượng nhỏ bằng hạt đậu. Ngoài răng, nướu, mẹ cũng nên chú trọng việc làm vệ sinh bề mặt lưỡi vì đây là điểm cư trú tuyệt vời cho các “bạn” vi khuẩn nhà ta đấy.

2. Khi con mới chào đời, bạn nên cho con nằm với tư thế:

a. Nằm sấp.

b. Nằm ngửa, gối đầu lên một chiếc gối nhỏ.

c. Nằm nghiêng về một phía, đầu ngang với người (không cần có gối).

Trắc nghiệm: Bạn đã trang bị đủ kỹ năng làm mẹ? 8

>> Đáp án đúng là: Câu c.

Sau khi chào đời, thiên thần bé bỏng của bạn sẽ được hút nhớt, lau khô, sưởi ấm, kiểm tra toàn trạng, làm rốn, sát trùng mắt, cân đo… Nếu bé hồng hào khỏe mạnh thì sẽ được mang đến cho nằm cạnh mẹ để được mẹ cho bú sớm.

Trong thời gian này, bạn cần chú ý rằng chất nhầy có thể vẫn còn lại bên trong bé và có thể trào ra miệng, mũi. Do đó, tư thế nằm an toàn với bé là nên cho bé nằm nghiêng về một phía để trong trường hợp còn chất nôn, chất nhầy thì tất cả sẽ thoát ra ngoài dễ dàng chứ không đi ngược vào phổi bé.

Không nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp vì nhịp thở của trẻ chưa đều, bé có thể ngừng thở mà mẹ không biết.

3. Sau khi sinh, bạn nên ăn nhiều cá:

a. Đúng.

b. Sai.

c. Thật ra chỉ nên ăn cá sông và ăn với mức độ vừa phải.

Trắc nghiệm: Bạn đã trang bị đủ kỹ năng làm mẹ? 9

>> Đáp án đúng là: Câu c.

Chế độ dinh dưỡng của bạn sau khi sinh rất quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hồi phục sức khỏe của bạn sau kỳ vượt cạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cho con bú, giúp bé phát triển hoàn thiện.

Bữa ăn của bạn nên cân bằng giữa tinh bột, rau củ quả, thịt cá, các vitamin và khoáng chất… Tuy nhiên, cần nhớ rằng tuy cá là một thực phẩm tốt, luôn được khuyến khích nhưng trong giai đoạn này, bạn chỉ nên ăn một lượng cá vừa phải và chỉ chọn cá sông.

Nguyên nhân là vì các loại cá biển thường chứa nhiều chất thủy ngân, sẽ rất có hại cho trẻ khi trẻ bú sữa mẹ và hấp thu vào cơ thể. Bạn chỉ nên ăn 1-2 bữa cá/tuần. Tuyệt đối tránh xa các loại cá mập, cá kiếm, cá thu, cá ngừ… từ biển.

4. Trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ, theo bạn là do:

a. Bé bú quá nhanh, nuốt phải nhiều không khí nên đầy hơi.

b. Bé bị lắc mạnh hoặc ẵm ngang qua sau khi bú, tư thế thay đổi đột ngột nên sữa trào ngược từ dạ dày lên.

c. Chỉ là biểu hiện sinh lý ở trẻ sơ sinh, sẽ tự hết.

d. Bé có các nguyên nhân bẩm sinh về thực quản, cần báo với bác sĩ để theo dõi.

Trắc nghiệm: Bạn đã trang bị đủ kỹ năng làm mẹ? 10

>> Đáp án là: Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng.

Một số bé hay bị nôn trớ trong 6-8 tháng đầu sau khi sinh nhưng vẫn hồng hào, khỏe mạnh, phát triển cân đối, tăng cân nhanh thì mẹ không cần lo. Đó chỉ là biểu hiện sinh lý ở trẻ sơ sinh và có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu như mẹ nhận ra các dấu hiệu bất thường, ví dụ như bé nôn trớ liên tục, kèm theo suy dinh dưỡng, cân nặng tăng chậm, bé hay quấy khóc, mệt mỏi… thì cần báo với bác sĩ và theo dõi vì có thể bé gặp phải các nguyên nhân bẩm sinh về thực quản như thực quản ngắn, teo thực quản…

Trong trường hợp bình thường, bạn nên cho bé bú với tốc độ vừa phải, không nhanh không chậm. Cho bé ngậm hết quầng vú mẹ vào miệng để tránh trường hợp bé nuốt không khí quá nhiều, dẫn đến đầy hơi, dễ trớ. Sau khi bé bú xong, cũng không nên thay đổi tư thế đột ngột, ẵm dọc ẵm ngang hoặc đùa giỡn ngay với bé vì sữa sẽ dễ trào ngược lên trở lại.

5. Sau khi bé chào đời, bạn phát hiện trên đầu bé có những vảy nhỏ xếp thành lớp. Theo bạn, nên xử trí các vảy này bằng cách…

a. Kệ nó, khi nào bé lớn lên sẽ tự hết. Chỉ cần khi tắm, gội đầu bằng nước cho bé thôi.

b. Dùng dầu gội đầu trẻ em cho con và bóc dần các lớp này ra trong lúc tắm bé.

c. Khi bé nằm ngủ, cứ bóc ra từng chút, từng chút vảy. Vài ngày là sạch ngay ấy mà!

>> Đáp án đúng là: Câu a.

Thực tế, những lớp vảy trên đầu bé là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không gây hại gì. Bạn không nên “ngứa mắt” để rồi cứ cố gắng bóc tách lớp vảy này ra, không những làm đau bé mà còn khiến vảy lan nhiều hơn.

Có thể dùng dầu gội đầu dành cho con và khi gội dùng đầu ngón tay (chứ không dùng móng) để chà xát nhẹ trên đầu cho bé. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ cần thiết nếu như bạn muốn can thiệp, thấy lượng vảy quá nhiều. Còn thực tế, cách tốt nhất vẫn là nên giữ nguyên như thế, chỉ cần vệ sinh bằng cách dùng nước sạch gội đầu cho bé là đủ.

Tình trạng vảy cá trên đầu sẽ tự giảm bớt và biến mất sau một thời gian. Bạn chỉ nên quan tâm đến những vảy này trong trường hợp vảy chuyển sang màu đỏ, có dấu hiệu sưng tấy, bé khóc quấy. Lúc đó cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ ngay. 

Bác sĩ Phạm Khuê Anh
(BV Nhi Đồng 1) 

Tags:

Bài viết liên quan