Mẹ&Con – Thay vì vô tư nô đùa, chạy nhảy như các bạn cùng trang lứa thì cô bé Emily (5 tuổi) lại phải học cách đóng băng vệ sinh vào những “ngày đèn đỏ”… Lời khuyên giúp mẹ hạn chế tình trạng trẻ dậy thì sớm 90% trẻ dậy thì sớm không rõ nguyên nhân Những thực phẩm tưởng tốt nhưng khiến con bạn bị dậy thì sớm

Ngay từ khi hai tuổi, cơ thể cô bé Emily đã có những sự thay đổi rõ rệt. Nhận thấy phần ngực của con có biểu hiện bất thường khi cả hai đầu vú của con đều nhú lên, bố mẹ của bé đã đưa con đến Trung tâm chăm sóc trẻ em của bệnh viện Wyong (Australia) để kiểm tra. Sau khi tiến hành phân tích, làm xét nghiệm… các bác sĩ phát hiện hóc môn trong cơ thể của Emily giống như của một phụ nữ đang mang thai.

Theo đó, cô bé bị chẩn đoán mắc chứng dậy thì sớm và bệnh suy thượng thận mạn tính Addison. Đây là một tình trạng tuyến thượng thận giảm bài tiết toàn bộ các hóc môn. Điều này cũng khiến gia đình của bé Emily không mấy “vui vẻ”, bởi chứng dậy thì sớm đã làm cô bé không có cơ hội để trải nghiệm là một đứa trẻ “đúng nghĩa”.

Bệnh lạ khiến bé gái dậy thì sớm từ lúc 5 tuổi 4

Dậy thì sớm khiến cô bé Emily tự ti vì bị bạn bè trêu chọc.

Thay vì vô tư nô đùa như các bạn bè cùng trang lứa, Emily lại phải học cách đóng băng vệ sinh vào những “ngày đèn đỏ”. Bé còn đối mặt với những rắc rối xảy ra hàng ngày như phải xử lý mùi cơ thể và những đốm mụn trứng cá phiền toái trên mặt.

Mẹ của Emily cho biết, từ khi mới 4 tháng tuổi, thân hình của em đã trông như một đứa trẻ một tuổi. Lúc chào đời, Emily đạt chỉ số cân nặng là 4,5kg. Tuy nhiên, Emily chỉ phát triển bình thường trong tuần đầu tiên. Sang tuần thứ hai, em bị khó ngủ và thường xuyên đau nhức.

Do cơ thể dậy thì quá nhanh, Emily thường xuyên bị bạn bè ở trường mầm non trêu chọc. Mẹ cô bé lo ngại bé sẽ bị đối xử như “một đứa trẻ khác biệt” khi vào tiểu học.

Dậy thì sớm ở bé gái

Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở trẻ em gái ở độ tuổi từ 8 và 12 và ở các bé trai ở độ tuổi từ 9 và 14. Tuổi dậy thì sớm là tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).

Việc dậy thì sớm ở bé gái thường làm cho bản thân bé gái cảm thấy sợ hãi, bất an, bạn bè thì thấy lạ lùng và bàn luận, còn cha mẹ thì lo lắng. Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, các bậc phụ huynh cần đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết trẻ em (nội tiết nhi khoa).

Chắc hẳn từ trường hợp cụ thể trên, quý phụ huynh đang rất lo lắng và có một chút băn khoăn không biết nên làm thế nào để phòng ngừa tình trạng dậy thì sớm cho con mình. Vậy hãy để Mẹ&Con chia sẻ một vài tuyệt chiêu, bố mẹ tham khảo nhé:

– Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, khoa học. Tránh cho trẻ nhỏ dùng thức ăn nhanh hay ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, đồ ngọt, không cho trẻ sử dụng các thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng và kem dưỡng da chứa nội tiết tố.

– Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục hoặc tham gia các bộ môn thể thao phù hợp với lứa tuổi như chạy bộ, nhảy dây…

– Đảm bảo mỗi ngày trẻ ngủ đủ giấc từ 8-9 tiếng.

Tags:

Bài viết liên quan