Mẹ&Con – Bé thở khò khè nhưng không ho khiến nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ lo lắng. Những lúc con bị như vậy, mẹ phải xử trí thế nào? Mời mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây. "Xử nhanh" khi con bị ngạt mũi, thở khò khè Ngăn ngừa chứng thở khò khè với biện pháp cực đơn giản (P2) Hết thở khò khè nhờ những liệu pháp cực kỳ đơn giản (P.1)

Nguyên nhân khiến bé thở khò khè

Bé thở khò khè nhưng không ho, mẹ phải làm sao? 5

Bé dễ bị nghẹt mũi, thở khò khè những lúc thời tiết trở lạnh. (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé thở khò khè nhưng không ho. Trẻ có thể bị nghẹt mũi, trào ngược dạ dày thực quản, bị tim bẩm sinh, có vấn đề bất thường về phế quản… Bên cạnh đó, có trường hợp vì bé bị cơn suyễn tác động, khiến bé không ho mà chỉ khó thở hoặc thở khò khè. Đặc biệt, những lúc thời tiết trở lạnh, hanh khô, bé dễ bị nghẹt mũi nên những lúc bé gồng người, lúc bé bú hoặc ngủ mẹ sẽ thấy rõ triệu chứng này.

Bé thở khò khè có nguy hiểm?

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm, nghe rõ nhất là lúc trẻ thở ra. Ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể tự nhận biết bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ, tiếng khò khè nghe gần giống với tiếng ngáy nhẹ. Trường hợp nặng hơn, có thể phải nhờ bác sĩ dùng ống nghe chuyên môn thì mới phát hiện là bé đang thở khò khè, mỗi lần thở thường kéo dài và gắng sức.

Nếu bé không ho, không khó thở, không sốt, ăn uống và tăng cân bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Triệu chứng thở khò khè thường gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi, lứa tuổi có bộ phận phế quản còn nhỏ lại dễ bị co thắt, tiết dịch, viêm nhiễm. Trong đó, 30-40% trẻ còn bú có triệu chứng thở khò khè.

Do vậy, các bậc phụ huynh cần phải nhận biết dấu hiệu bé thở khò khè nhưng không ho để kịp thời điều trị cho bé. Đồng thời, mẹ cũng cần phải biết phân biệt được tiếng khò khè với tiếng thở do tắc mũi, nhất là ở những trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm, bị ho làm trẻ thở nghe khụt khịt. Khi đó, mẹ có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Đừng nên chủ quan!

Bé thở khò khè nhưng không ho, mẹ phải làm sao? 6

Nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)

Ở bất kỳ triệu chứng nào, mẹ cũng không nên chủ quan. Khi nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Trẻ thở khò khè lần đầu tiên, khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác với các biểu hiện như vật vã, bứt rứt, ngủ li bì hoặc thở khò khè bị tái phát thường xuyên.
  • Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo trẻ đang gặp phải một số bệnh nguy hiểm.
  • Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng trong 3- 4 tuần mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, cần cho trẻ đến khám ở bệnh viện chuyên khoa Nhi.
  • Trẻ có tiền sử bị suyễn, đột ngột thở khó, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.
  • Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Tốt nhất, khi thấy bé thở khò khè nhưng không ho trong thời gian dài, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa Nhi để được thăm khám kịp thời. Để giúp trẻ phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong mùa lạnh hoặc những lúc thời tiết đột ngột thay đổi, phụ huynh nên dùng khăn và nước muối sinh lý ấm để rửa mũi và vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày. Quàng khăn mỏng ở cổ cho trẻ, giữ ấm cơ thể khi ra ngoài để trẻ không bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tags:

Bài viết liên quan