Mẹ&Con – “Đồng hành” cùng bệnh sốt xuất huyết, thời gian gần đây số bệnh nhi mắc tay chân miệng cũng đang có chiều hướng tăng cao. Thậm chí nhiều trẻ bị biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Cẩn thận khi bệnh tay chân miệng vào mùa cao điểm "Vắc xin” chuẩn phòng bệnh tay chân miệng đang vào mùa Bệnh nhi 19 tháng tuổi tử vong do mắc bệnh tay chân miệng

Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng tốt nhất cho trẻ 4

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ khi bệnh đang vào mùa. (Ảnh minh họa)

Hiện tại, bệnh tay chân miệng đang vào mùa cao điểm. Bệnh thường xuất hiện với các dấu hiệu đặc trưng như:

– Sốt, đau họng, đau miệng, bỏ ăn.

– Loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.

Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, có kích thước 2-10mm. Hầu hết phỏng nước tự xẹp và tự khỏi sau 5-7 ngày.

Trường hợp bệnh do tác nhân enterovirus 71 gây nên, trẻ có thể chịu biến chứng viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não…

Khi bị biến chứng não, trẻ thường không hôn mê sâu mà khó ngủ, quấy khóc, run tay chân, co giật. Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, yếu tay chân, méo miệng. Trẻ bị biến chứng do bệnh tay chân miệng nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng chỉ trong vài giờ.

Xử trí khi trẻ bị tay chân miệng

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà, bố mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, dùng thuốc giảm đau và hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Không nên kiêng tắm mà ngược lại, phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn.

Trẻ phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. Đồng thời, những trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Để phòng bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần đặc biệt chú ý một vài điều sau:

– Cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày cả người lớn và trẻ em.

– Thức ăn cho trẻ cần bảo đảm đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi.

– Vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Tốt nhất là ngâm hoặc tráng qua nước sôi trước khi dùng.

– Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.

– Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Tags:

Bài viết liên quan