Mẹ&Con – Trẻ nhỏ thường nghịch ngợm nên không thể tập trung cho các bữa ăn. Vì thế, Mẹ&Con sẽ mách bạn cách "đọc" các biểu hiện của trẻ biếng ăn để có hướng khắc phục kịp thời nhé! Một vài mẹo hay để cải thiện chứng biếng ăn của bé Bí quyết giảm chứng biếng ăn của trẻ 4 tác hại lâu dài khi trẻ biếng ăn

Nếu không xét đến các yếu tố bệnh lý như viêm vùng răng miệng, khó nuốt và chậm vận động, thì tình trạng biếng ăn kéo dài cũng góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ và phát hiện sớm các biểu hiện của trẻ biếng ăn để có sự hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời cho trẻ.

Cắn một hoặc vài miếng rồi dừng!

Đây là một biểu hiện biếng ăn ở trẻ. Có thể trẻ không hứng thú với loại thức ăn đó do cấu trúc thức ăn không phù hợp hoặc do trẻ không thích loại thức ăn đó.

Nếu do cấu trúc thức ăn không phù hợp sẽ thường đi kèm với việc trẻ thích ăn những loại thức ăn có cấu trúc khác.

Nếu do trẻ không thích thức ăn đó có thể là do gen di truyền. Khoa học đã chứng minh, bố mẹ kén ăn sau khi sinh con, trẻ có thể cũng kén ăn một số món nào đấy.

Đọc vị các biểu hiện của trẻ biếng ăn cực chính xác 5

Khoa học đã chứng minh, việc kén ăn dẫn đến biếng ăn có thể do di truyền (Ảnh minh họa).

Mách bạn

Nếu nguyên nhân do cấu trúc thức ăn không phù hợp khiến trẻ biếng ăn, hãy tham khảo các bài cấu trúc thức ăn theo độ tuổi để thay đổi cho phù hợp. Bố mẹ nên hiểu rằng, cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào trẻ có bao nhiêu cái răng mà phụ thuộc vào sự phát triển của não bộ và cơ vận động nhai.

Nếu trẻ biếng ăn do kén ăn, hãy cho trẻ được có nhiều lựa chọn hơn. Nên tập cho trẻ có thói quen ngồi vào bàn ăn cùng gia đình để trẻ tự bắt chước điều chỉnh.

Có biểu hiện không muốn ăn mà không có lí do cụ thể  

Trong bữa cơm, bé không chịu ăn hoặc ăn với tâm trạng không thoải mái. Điều này có thể do trẻ có tâm lý cảm thấy việc ăn là nhàm chán hoặc trẻ đang bất an vì các hình ảnh trong ngày đi qua và lưu lại ở não trẻ dẫn đến cảm giác “no”.

Mách bạn

Nếu trẻ thường xuyên có những biểu hiện trên trong bữa ăn, mẹ nên thay đổi thời gian cho trẻ ăn. Gây hứng thú cho trẻ bằng cách giới thiệu món ăn và cách làm với trẻ. Nếu thấy trẻ thoáng buồn mà không có nguyên nhân, hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ trước bữa ăn, cùng trẻ vào bếp để trẻ giải tỏa tâm trạng buồn bực trước khi bước vào bữa ăn.

“Chạy trốn bữa ăn”

Trẻ không chịu ngồi yên suốt bữa ăn. Trẻ hay chạy nhảy, đòi trèo ra ghế hoặc đòi bế đi rong. Trẻ thích được dụ bằng cái này cái kia mới chịu ăn hoặc nũng nụi, dụi mắt, phát sinh các nhu cầu khác trong bữa ăn. Nếu bé nhà bạn có các biểu hiện của trẻ biếng ăn trên, thì đó có thể là do trẻ không biết là đang ăn hay đang chơi và trẻ xem việc ăn là 1 phần của trò chơi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ 8 – 18 tháng tuổi.

Mách bạn

Bắt trẻ ngồi yên là một điều rất khó khăn. Vậy nên, nếu trẻ xem việc ăn là một phần của trò chơi, hãy chơi cùng trẻ. Tuy nhiên, hãy chọn các trò chơi như con lăn, bánh xe chạy qua chạy lại, đồ chơi của trẻ. Bạn nên khuyến khích trẻ chơi theo hướng ăn là để có năng lượng chơi tiếp. Tránh cho trẻ chơi những trò chơi phải tập trung và dễ phụ thuộc như đèn nháy, điện thoại, tivi…

Cách ăn khác với bình thường

Trẻ ăn ít hơn bình thường, chỉ ăn một số món, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai, nuốt khiến bữa ăn kéo dài hơn bình thường cũng là dấu hiệu sớm nhận biết trẻ biếng ăn.

Mách bạn

Khi trẻ có dấu hiệu ăn ít, ngậm hoặc nhè cơm, bạn nên đổi chén khác nhỏ những sâu hơn, có nhiều hình dạng, màu sắc để trẻ có tâm lí mình được ăn ít hơn và hứng thú hơn. Tương tự như vậy với chiếc thìa. Bạn có thể giữ nguyên kích thước nhưng thay đổi hình thái chén, thìa trước mắt trẻ để trẻ khắc phục cảm giác chán ngán, lười ăn.

Trẻ không có biểu hiện đói

Trẻ không bao giờ dừng việc chơi của mình lại và tìm kiếm đồ ăn. Việc chơi khiển trẻ “say mê bất tận” mà quên cảm giác đói hoặc có thể do trẻ đã được ăn vặt không hợp lí khiến trẻ “no ngang”.

Mách bạn

Thay vì để trẻ tự chơi, bạn có thể chơi cùng trẻ khoảng 1 tiếng trước bữa ăn và trước khi chơi, bạn sẽ quy định thời điểm dừng chơi để ăn cơm và chơi lại. Việc này sẽ gặp khó khăn ban đầu là trẻ “chả bao giờ” muốn kết thúc. Nhưng, hành động bạn ngưng và tạo 1 cảm giác “mất hứng” sẽ khiến trẻ tập trung vào bữa ăn hơn để tiếp tục được chơi.  

Hạn chế cho trẻ thử món này món kia nếu không có trong thực đơn để tạo cảm giác thật đói cho trẻ trước khi ăn.

Đọc vị các biểu hiện của trẻ biếng ăn cực chính xác 6

Hãy thay đổi hình dạng của chén, thìa để đánh lừa cảm giác “bị ăn nhiều” ở trẻ (Ảnh minh họa).

Nếu trẻ nhà bạn có các dấu hiệu của trẻ biếng ăn và tình trạng này kéo dài mà không thể khắc phục hay cải thiện, hãy đưa trẻ đến ngày chuyên gia dinh dưỡng để có biện pháp xử lí hiệu quả hơn. 

Tags:

Bài viết liên quan