Mẹ&Con – Huyết khối tĩnh mạch là một biến chứng nghiêm trọng khi hình thành các cục máu tụ ở chân hoặc háng. Chứng bệnh này xuất hiện ở nhiều người, nhưng phụ nữ mang thai là dễ mắc phải nhất. 8 cách giúp mẹ bầu giữ được tinh thần thoải mái nhất trong giai đoạn mang thai Nhiễm STDs lúc mang thai Nỗi ám ảnh chuột rút khi mang thai

Huyết khối tĩnh mạch khá hiếm gặp nhưng có thể tác động tới thai phụ trong giai đoạn mang thai lẫn sau khi sinh. Bản thân tình trạng đông máu không phải là vấn đề. Tuy nhiên, thuyên tắc phổi do huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu ở chân tách ra khỏi mạch và di chuyển trong cơ thể gây tắc phổi, lại có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tại sao huyết khối tĩnh mạch lại xảy ra ở chân?

Chân là bộ phận nằm xa tim nhất. Vì vậy, các cơ bắp và tĩnh mạch của chân cần phải làm việc một cách hiệu quả và thường xuyên để giúp máu di chuyển giữa  phần thân trên và tim.

Đôi khi cục máu đông xuất phát ở khu vực dưới chân, rồi lan dài lên các tĩnh mạch lớn ở vùng háng và xương chậu.

Huyết khối tĩnh mạch khi mang thai nguy hiểm như thế nào? 6

Huyết khối tĩnh mạch thường xảy ra ở chân rồi lan dài lên các vùng khác (Ảnh minh họa).

Triệu chứng của tình trạng huyết khối tĩnh mạch

Dấu hiệu cổ điển của tình trạng huyết khối tĩnh mạch là không thể đặt gót chân xuống đất vì cảm giác đau nhói. Sưng ở vùng mắt cá chân nhiều hơn bình thường.

Có dấu hiệu đỏ cục bộ ở chân, đặc biệt ở ngay hoặc xung quanh các cơ bắp chân. Đôi khi có sự thay đổi màu da thành xanh hay đỏ nhạt.

Có cảm giác ấm nóng hoặc tăng nhiệt ở vùng chân hoặc cơ bắp chân.

Phân loại các loại huyết khối tĩnh mạch

Huyết khối bề mặt

Một cục máu tụ trên bề mặt chân, thường xuất hiện ở các mạch máu gần bề mặt da và có thể nhìn thấy được. Thường huyết khối bề mặt không quá nghiêm trọng.

Huyết khối sâu

Tình trạng này nguy hiểm hơn. Cần phải được chẩn đoán và điều trị. Chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phát sinh với tốc độ rất nhanh, gây đau ở chân và bắp đùi, chân sẽ lạnh và xuất hiện những vết xanh xám nhợt nhạt.

Giai đoạn 2: Một chỗ nào đó ở chân mềm, nóng và sưng to, các vùng da trên những mạch máu phát đỏ.

Huyết khối tĩnh mạch khi mang thai nguy hiểm như thế nào? 7

Huyết khối tĩnh mạch sâu thường chia thành 2 giai đoạn (Ảnh minh họa).

Ở phụ nữ mang thai, huyết khối xuất hiện chủ yếu ở xương chậu và chân.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là triệu chứng các mẹ bầu dễ mắc phải do thai kỳ là giai đoạn mà các khối máu đông dễ hình thành nhất và thuyên tắc phổi có thể làm tình trạng trầm trọng hơn. Khi huyết khối di chuyển đến phổi, nó sẽ làm giảm lượng oxy được trao đổi và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của thai phụ.

Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng thuyên tắc phổi bao gồm: Khó thở, tức ngực, lo lắng, ho dữ dội, chóng mặt và mất dần ý thức.

Tỷ lệ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là 1/1.000 và sẽ tăng lên nếu trong nhà có người từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc bản thân đã gặp vấn đề với tình trạng máu đông.

Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết khối tĩnh mạch

Áp lực từ tử cung, sự thay đổi máu và cơ chế máu đông trong quá trình mang thai làm máu lưu thông chậm.

Cách điều trị huyết khối tĩnh mạch

Huyết khối bề mặt

Huyết khối bề mặt sẽ hết bằng cách uống thuốc giảm đau, kết hợp vận động nâng chân, sử dụng miếng băng bó chân hoặc làm nóng chỗ máu cục theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Huyết khối sâu

Sử dụng chất chống đông máu: Các chất này không thể phá vỡ các huyết khối nhưng có thể ngăn chúng phát triển, nhờ đó, cơ thể có cơ hội phá vỡ các huyết khối một cách tự nhiên.

Vận động để thúc đẩy quá trình lưu thông máu kết hợp uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình giảm tích tụ máu.

Đối với phụ nữ mang thai:

Điều trị huyết khối sâu thường phải nằm viện và điều trị bằng liệu pháp heparin – chất làm loãng máu. Điều trị bằng cách truyền trực tiếp vào mạch máu. Heparin không truyền từ mẹ sang bào thai, vì thế nó an toàn trong suốt thời kỳ mang thai cho cả người mẹ và thai nhi. Bổ sung thêm canxi cũng như thuốc giảm đau kết hợp vậng động chân nhẹ, nghỉ ngơi trong quá trình điều trị.

Một phương pháp khác để điều trị chứng huyết khối sâu là dùng warfarin – một phương pháp điều trị qua đường miệng. Warafin không được đưa vào cơ thể trong thời kỳ mang thai, vì nó có thể truyền sang nhau thai và gây hại cho thai nhi. Wafarin thường được truyền vào cơ thể phụ nữ sau khi sinh để ngăn chặn sự hình thành các cục máu.

Sử dụng các loại vớ chuyên dụng cho phụ nữ mang thai: giúp giảm sưng và hạn chế quá trình hình thành huyết khối.

Huyết khối tĩnh mạch khi mang thai nguy hiểm như thế nào? 8

Sử dụng vớ y khoa để làm giảm trình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu ở phụ nữ mang thai (Ảnh minh họa).

Làm gì để ngăn ngừa bị huyết khối tĩnh mạch sâu?

Uống nhiều nước khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày.

Tránh ngồi trong thời gian dài. Nên đứng dậy di chuyển, vận động giúp máu lưu thông và tránh để đôi chân nhàn rỗi.

Tránh mặc quần áo chật đặc biệt là các loại quần lót quá chật gây nguy hiểm cho các động mạch lớn dẫn máu đến hai chân.

Tránh ngồi ở những vị trí quá chật hẹp, khi ngồi tránh gác chéo hai chân. Nếu bạn phải ngồi bàn và làm việc nhiều giờ với máy tính, cần đảm bảo cho hai bàn chân chạm sàn nhà. Khi ngồi ghế, cần lưu ý không để cạnh ghế cấn vào phía sau đầu gối.

Không nên đặt gối hoặc đệm dưới bắp chân hay bất cứ cái gì cản trở máu đi vào và ra khỏi hai chân đều có khả năng gây ra tình trạng huyết khối tĩnh mạch.

Tránh uống lượng lớn các thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê và các loại nước cola, vì chúng có thể gây ra tình trạng mất nước.

Tags:

Bài viết liên quan