Mẹ&Con – Trong giáo dục con cái, đôi khi việc lặp đi lặp lại nhiều lần những lỗi lầm hoặc lời khuyên dành cho con cái cũng khiến trẻ sinh ra tâm lí phản kháng, chống đối. 3 cách nghĩ sai trong việc dạy con Có nên dạy con bằng đòn roi? 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

Hiệu ứng quá giới hạn là gì?

“Tác gia nổi tiếng của Mỹ Mark Twain có một lần nghe mục sư giảng trong nhà thờ. Lúc đầu, ông cảm thấy mục sư giảng rất hay, rất cảm động và ông đang dự định sẽ quyên góp tiền. Nhưng qua 10 phút, mục sư vẫn chưa giảng xong, ông bắt đầu có chút mất kiên nhẫn nên quyết định sẽ quyên một ít tiền lẻ thôi. Qua thêm 10 phút nữa mục sư vẫn tiếp tục giảng, thế là ông nghĩ không quyên góp nữa.”

Hiện tượng tâm lý này được gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”, nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng.

Đừng quên hiệu ứng tâm lí quá giới hạn khi dạy con, bạn nhé! 5

Khi trẻ bị kích thích quá nhiều, quá mạnh sẽ dẫn đến tâm lý khó chịu và sinh ra phản kháng (Ảnh minh họa).

Tác động của hiệu ứng tâm lí quá giới hạn trong việc giáo dục con cái

Trong giáo dục gia đình, hiệu ứng quá giới hạn thường vô tình xảy ra. Ví dụ như khi đứa con phạm lỗi, bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó cùng lời khiển trách. Cha mẹ thường một lần, hai lần thậm chí là bốn, năm lần lặp đi lặp lại và thường nghĩ rằng nhắc đi nhắc lại cho con nhớ để lần sau không phạm lỗi đó một lần nữa.

Nhưng khi bố mẹ lặp đi lặp lại lỗi lầm của trẻ nhiều lần, kết quả sẽ thường đi theo chiều hướng đứa trẻ từ buồn bã bất an chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét làm xuất hiện tâm lý và hành vi phản kháng lại kiểu “càng nói càng làm”.

Lý giải về hiệu ứng quá giới hạn, các chuyên gia tâm lý học cho biết, do trẻ thường xuyên phải nghe những lời nhắc nhở, thúc giục, dọa nạt của cha mẹ mỗi ngày nên trẻ cảm thấy khó chịu, bướng bỉnh, cãi lời cha mẹ và không muốn vâng lời.

Tương tự, lời khuyên hay chia sẻ dành cho con nói quá dài, quá lâu và quá nhiều lần cũng sẽ khiến trẻ khó tiếp thu hết thông tin bạn cần truyền đạt. Tư duy của trẻ rất đơn giản nên chỉ tiếp nhận những điều đơn giản và dễ hiểu. Khi bạn nói một đoạn dài như thế, trẻ sẽ khó lòng ghi nhớ được tất cả, bé sẽ “nghe câu trước, quên câu sau” hoặc ngược lại. Hơn nữa, nó làm trẻ cảm thấy khó chịu nên chẳng muốn làm theo những điều bạn muốn.

Ứng dụng của hiệu ứng quá giới hạn vào việc dạy con

Có thể thấy, sự khiển trách và đánh giá của bố mẹ dành cho con cái không được vượt quá giới hạn, đối với trẻ chỉ nên “phạm lỗi một lần, chỉ phạt một lần”. Cho dù muốn nhắc nhở lại thì cũng không nên lặp lại đơn thuần mà phải thay đổi góc độ, cách nói. Như thế thì trẻ mới không cảm thấy lỗi của mình cứ bị “giữ mãi không buông” mà sinh ra tâm lý chán ghét, phản kháng.

Đừng quên hiệu ứng tâm lí quá giới hạn khi dạy con, bạn nhé! 6

 Hãy nói với trẻ những điều đơn giản, ngắn gọn để trẻ dễ dàng tiếp thu (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, khi dạy dỗ trẻ, bố mẹ nên nói những câu nói ngắn gọn và nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng tiếp nhận thông tin và không cảm thấy khó chịu. Đừng để con cảm thấy ngượng ngùng và xấu hổ. Khi muốn con làm điều gì đó chưa đúng hãy nói thẳng với con và nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ sửa chữa sai lầm, đừng nhắc đi nhắc lại sai lầm của con, đay nghiến con, dọa nạt và lăng mạ con. Vì làm như vậy sẽ khiến con tổn thương và khó chịu và trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh và không thích nghe lời cha mẹ.

Tags:

Bài viết liên quan