Mẹ&Con – Chắc hẳn đôi lần bạn đã từng nghe câu “nó đẻ bọc điều” khi nói đến những người sinh ra đã sung sướng. Thế nhưng, thực hư chuyện này ra sao, hãy cùng Mẹ&Con tìm hiểu nhé! Những điều không thể bỏ qua trong kế hoạch sinh nở của bạn Những thực phẩm giúp bầu sinh con trắng đẹp như ý muốn 3 sai lầm trong ăn uống của mẹ bầu khiến thai nhi chậm phát triển

Thế nào là “đẻ bọc điều”?

Chúng ta đều biết rằng, thai nhi nằm trong tử cung người mẹ được bao bọc cẩn thận bởi môi trường an toàn và vô trùng tuyệt đối đó chính là màng ối – một lớp màng trong suốt nhưng rất dai. Trong thời gian mang thai, nếu màng ối bị thủng hoặc rách, thai nhi sẽ gặp nguy hiểm, bởi khả năng nhiễm trùng rất cao và tác động tiêu cực đến sự chuyển dạ của người mẹ.

đẻ bọc điều 

Trẻ chào đời nhưng vẫn còn nằm gọn trong túi nước ối chưa vỡ được gọi là “đẻ bọc điều”. (Ảnh minh họa)

Trong quá trình lâm bồn, màng ối mỏng manh thường tự động vỡ ra và làm tử cung mở để sổ thai ra ngoài. Nếu tử cung của người mẹ đã mở được 8-10 cm, tức pha tích cực nhưng màng ối vẫn chưa vỡ thì các bác sĩ sẽ chủ động xé rách để bước sang giai đoạn rặn đẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, chẳng hạn như: màng ối có cấu trúc dày và dai hơn bình thường nên khó vỡ ra hơn; tầng sinh môn của người mẹ quá nhão hoặc quá giãn; em bé sinh non hoặc người mẹ sinh quá nhanh không kịp đến bệnh viện… thì đứa trẻ chào đời sẽ nằm nguyên trong túi nước ối, dân gian gọi là “đẻ bọc điều”.

Đây là một trong những trường hợp sinh nở hiếm gặp. Vì vậy, theo niềm tin dân gian, những đứa trẻ này thường có số mệnh sung sướng “từ trong trứng nước”.

“Đẻ bọc điều” có thực sự sung sướng như lời đồn thổi?

Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, những ca sinh mà còn nằm nguyên trong túi ối, túi ối không bị vỡ quá hiếm nên dân gian đồn thổi, chứ từ trước đến nay, bệnh viện chưa ghi nhận ca nào đẻ từ bọc điều mà sướng, ít nhất là về mặt y khoa.

Thông thường, màng ối sẽ vỡ tự nhiên. Thời điểm này, áp lực buồng ối sẽ tăng lên để nước ối thoát ra, giúp ngôi thai tì xuống, làm mở cổ tử cung cho thai ra ngoài. Khi màng ối chưa rách, thai nhi không thể ra ngoài được. Nếu không kịp thời xé màng ối, em bé sẽ bị ngạt. Chỉ có một số ít trường hợp thai nhi đủ tháng chào đời với bọc màng ối còn nguyên vẹn, bao bọc bên ngoài, gọi là “đẻ bọc điều”.

Tuy nhiên, trong quá trình “đẻ bọc điều”, sự tuần hoàn thông qua nhau thai bị ngưng, nồng độ oxy trong máu thai nhi bị giảm đột ngột, kích thích cơ quan hô hấp hoạt động, em bé sẽ thở để nhận nguồn oxy từ không khí. Nếu thai vẫn còn nằm trong buồng ối, động tác thở này của bé sẽ hít phải nước ối vào phổi dẫn đến tình trạng suy hô hấp và đe dọa tới tính mạng.

Do tính chất nguy hiểm này mà ngay khi bé được sinh ra còn nguyên trong túi ối, các bác sĩ sẽ xé ngay màng ối để bé tự thở và cắt dây rốn. Sau đó, bé nhanh chóng được chăm sóc theo đúng quy trình nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

Tags:

Bài viết liên quan