Ảnh minh họa
Sau 8 ngày bị sốt cao, bé gái 2 tuổi người Mỹ đã vĩnh viễn ra đi… Một phần là do sự chủ quan của người lớn, đồng thời là sự thiếu hiểu biết kiến thức về căn bệnh sốt màng não. Sau khi xảy ra sự việc, gia đình bé đã chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, triệu chứng của căn bệnh này lại dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác.
Gia đình cho biết, trước đó bé bị sốt cao tới gần 40ºC. Vì quá lo lắng nên đưa bé tới một phòng khám ở địa phương. Tại đây, các bác sĩ kết luận bé bị bệnh nhiễm trùng do vi rút hoặc một loại vi khuẩn khác. Sau khi kê đơn thuốc gồm kháng sinh amoxicillin, bác sĩ dặn bố mẹ không được để bé bị mất nước cũng như bảo đảm thời gian ngủ nghỉ của bé được hợp lý. Thế nhưng, ngày hôm sau bé vẫn sốt cao 40ºC. Lập tức các bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm để kiểm tra xem bé có bị liên cầu khuẩn hay không. Kết quả là dương tính.
Mãi đến 3 ngày sau, bé vẫn chưa hết sốt. Cuối cùng, bố mẹ quyết định đưa bé đến bệnh viện một lần nữa. Tại đây, các bác sĩ đã quyết định cho bé dùng loại kháng sinh mạnh hơn nhưng cơ thể bé vẫn không có phản ứng khá hơn là mấy. Cơ thể bé bắt đầu nổi các đám phát ban ở chân và tay. Bác sĩ cho rằng, những nốt đỏ này là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt màng não miền núi.
Cùng với các đốm phát ban, bé có kèm theo nhiều triệu chứng khác như não sưng, suy nhược chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bé được điều trị bằng loại kháng sinh chuyên dành cho bệnh sốt màng não miền núi thì đã quá muộn… Bố mẹ bé cho hay, trước thời điểm bé bị sốt cao, hầu như lúc nào bé cũng chạy chơi ngoài trời và gần đây nhất là bé còn đi cắm trại cùng với gia đình nữa.
Bệnh sốt màng não miền núi
Mẹ chớ chủ quan khi thấy con bị sốt. (Ảnh minh họa)
Bệnh sốt màng não miền núi hay còn gọi là sốt màng não. Là bệnh cấp tính gây ra do vi khuẩn có tên là Rickettsia rickettsii, loại vi khuẩn này thường có trong bọ ve. Trong khi đó, loại ve này thường trú ngụ ở những khu vực có nhiều cây cối, đặc biệt là bụi cây thấp và bụi cỏ cao. Bệnh cũng thường xuất hiện phổ biến vào mùa xuân và mùa hạ.
Theo các chuyên gia da liễu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh sốt màng não miền núi thường không có những dấu hiệu đặc trưng. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể sốt cao, đau đầu, đôi lúc nôn ói và tiêu chảy. Những đốm phát ban xuất hiện trên da sau 2-5 ngày khởi phát bệnh. Tuy nhiên, điều này cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác bởi phát ban có thể là triệu chứng phổ biến xuất hiện ở những bệnh nhiễm trùng do vi rút khác.
Nguy hiểm hơn, khi ở trẻ em, triệu chứng bệnh xuất hiện thường mơ hồ nên việc chẩn đoán không hề dễ. Đặc biệt là những trẻ em dưới 10 tuổi càng có nguy cơ tử vong cao vì bệnh sốt màng não miền núi.
Đồng thời, các triệu chứng ban đầu rất giống với những bệnh khác nên các bác sĩ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác bệnh sốt màng não miền núi. Việc phát hiện bệnh muộn là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tử vong.
Triệu chứng cụ thể của bệnh sốt màng não miền núi
– Sốt cao.
– Xuất hiện phát ban sau 2-5 ngày bị sốt. Một vài trường hợp có thể không xuất hiện.
– Đau đầu.
– Buồn nôn, ói mửa.
– Đau bụng, triệu chứng này có thể giống với bệnh viêm ruột thừa hay các nguyên nhân khác gây đau bụng cấp.
– Đau cơ.
– Ăn không ngon.
– Viêm màng kết (mắt đỏ).