Mẹ&Con - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và tốt nhất cho trẻ. Chính điều này đã khiến nhiều mẹ trước khi quyết định phẫu thuật ngực đã rất lo lắng: Phẫu thuật ngực có làm ảnh hưởng tuyến sữa không, có bất lợi gì đến việc cho con bú hay không? 4 sai lầm khiến ngực xuống cấp sau khi sinh Những thay đổi ở bầu ngực khi mang thai Giữ gìn bầu ngực trong thời gian "bầu bí"

Các loại phẫu thuật gây khó khăn đến việc cho con bú:
– Cắt bớt mô thần kinh ngực có thể tác động lên ống dẫn sữa, gây trở ngại đến việc cho con bú.
– Cấy ghép ngực có thể được thực hiện mà không gây tổn thương lên dây thần kinh ở núm vú cũng như bộ phận tiết sữa, tuy vậy một bộ phận lớn phụ nữ vẫn nhận thấy họ không có khả năng cho con bú sau phẫu thuật cấy ghép.
– Phương pháp đặt túi gel đặt trước cơ tuyến vú, thì tuyến vú sẽ không phát triển và có thể khả năng tiết sữa cũng mất đi.

Các loại phẫu thuật không ảnh hưởng đến việc cho con bú:
Rất nhiều chị em vẫn có thể cho con bú sau khi có phẫu thuật ở ngực. Các phẫu thuật đó bao gồm: Cấy ngực (làm tăng kích thước vòng ngực), cắt bớt ngực và phẫu thuật ung thư vú.

Ngoài ra nếu mẹ nào đã từng phẫu thuật rạch núm vú một bên, mẹ vẫn có thể cho con bú ở bên bầu vú còn lại. Điều này sẽ giúp ích trong việc kích thích bầu ngực đã từng phẫu thuật có khả năng tiết sữa trở lại.

Không có bằng chứng nào cho chỉ ra rằng chất liệu được sử dụng trong phẫu thuật cấy ghép ngực có thể ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của mẹ và bé đang trong thời kì bú sữa mẹ.

Phương pháp an toàn nhất hiện nay là đặt túi ngực sau cơ ngực. Chất liệu để nâng ngực thường là túi gel. Để đảm bảo tuyến vú vẫn được bảo toàn chức năng, túi gel được đặt ở phía sau cơ. Với cách này, trong quá trình mang thai tuyến vú vẫn phát triển bình thường dù kích thước ngực to lên, sau khi sinh bầu vú vẫn tiết sữa nuôi bé.

Phẫu thuật ngực có ảnh hưởng đến việc cho con bú? 5

Tóm lại, nếu điều kiện kỹ thuật đảm bảo thì trong quá trình cho con bú, túi độn không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, trẻ ngậm bầu vú cũng không có khả năng gây hư hại đến các túi độn nên các bà mẹ không phải lo lắng chuyện trẻ sẽ bú nhầm silicon hay chất độn ngực khác. Các bằng chứng khoa học cũng chưa cho thấy việc nâng ngực gây ra nguy cơ các bệnh như ung thư. Còn sử dụng những kỹ thuật không tốt có thể gây biến chứng ngay tại thời điểm làm lại ngực hoặc sau đó một thời gian ngắn.

TS.BS Lê Hành, chủ tịch hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM cho biết, kỹ thuật nào cũng có ảnh hưởng đến cơ thể ở mức độ khác nhau, có kỹ thuật ảnh hưởng không đáng kể. Phẫu thuật nâng ngực cũng vậy. Hiện có thể sử dụng một số phương pháp làm ngực như đường viền quanh quầng vú, đường viền vú, đường nách… TS.BS Lê Hành khuyên các bà mẹ nên chọn những bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ uy tín để phẫu thuật an toàn, tránh di chứng.

Tags:

Bài viết liên quan