Các bệnh về đường hô hấp, dị ứng da, tiêu chảy, cảm, sốt… là những bệnh trẻ thường gặp khi thời tiết thay đổi.
Bệnh về đường hô hấp
Khí hậu khô lạnh, phổi rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em. Khi phổi bị viêm, các phế nang bị tổn thương khiến dưỡng khí không thể đi vào máu.
Triệu chứng hay gặp nhất là trẻ có dấu hiệu ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng… đôi khi ho ra máu. Trẻ em mắc phải còn có thể có hiện tượng tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh…
Nhiễm khuẩn hô hấp thường được chia thành 2 loại là viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
– Viêm đường hô hấp trên bao gồm các trường hợp viêm mũi – họng, VA, viêm Amydal, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Viêm đường hô hấp trên thường gặp và diễn biến nhẹ, gây khó chịu vì ảnh hưởng tới sinh hoạt. Bệnh cấp tính gây sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, niêm mạc họng đỏ làm trẻ em nôn nhiều, quấy khóc. Nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và rất dễ chuyển thành mãn tính.
– Viêm đường hô hấp dưới ít gặp hơn, nhưng mỗi lần xảy ra thường diễn biến nặng như viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Mùa này 3 loại virus cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát mạnh, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch, biến chứng có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa.
Thời tiết thay đổi dễ làm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp (Ảnh minh hoạ)
Viêm phế quản là bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu. Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều, có đờm. Bạn nên đưa bé tới bác sĩ để được dùng thuốc thích hợp vì bệnh khó khỏi hẳn, hạn chế tái phát. Trẻ em sáng sớm và ban đêm cần giữ ấm, mặc đồ không quá dày kẻo mồ hôi ra nhiều dẫn đến nhiễm lạnh.
Dị ứng da
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cùng sự giảm mạnh độ ẩm trong không khí sinh ra virut là tác nhân gây ra các chứng bệnh da liễu như khô nẻ,dị ứng, mẩn đỏ, …
Tuy nhiên, còn có thể xảy ra các trường hợp nổi mề đay khi thời tiết quá lạnh thì các trường hợp này đều chưa rõ nguyên nhân. Tốt nhất là tránh tiếp xúc với lạnh và những chất gây dị ứng. Giữ vệ sinh sạch sẽ, không gian sinh hoạt thoáng mát để hạn chế tác nhân gây bệnh.
Để phòng bệnh, bạn có thể bôi kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cho da, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể hàng ngày… và khi chưa tìm rõ nguyên nhân dị ứng, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Tiêu chảy
Thời tiết nắng mưa nóng ẩm thất thường làm xuất hiện virus Rota gây tiêu chảy. Khi nhiễm loại virus này, thời gian ủ bệnh thường từ 1 – 3 ngày. Ban đầu, trẻ có thể xuất hiện triệu chứng cảm lạnh và các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp như sổ mũi, sốt. Thậm chí ở một số trẻ còn xuất hiện nôn mửa đi kèm với đau bụng. Sau từ 12 – 24 giờ, trẻ sẽ đi ngoài liên tục, có thể lên đến hàng chục lần mỗi ngày và phân có mùi tanh.
Khi thấy con có những triệu chứng trên, bạn không nên cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ mà chỉ nên cho trẻ uống thật nhiều nước đường để chống hạ đường huyết và mất nước trong cơ thể. Trong quá trình bù nước, chỉ nên cho trẻ uống với số lượng nhỏ, từ 10 – 20ml mỗi lần, thời gian uống nên cách nhau 6 đến 8 phút. Ngoài ra, khi cho trẻ dùng thức ăn thì chỉ cho ăn với liều lượng từng ít một để cơ thể bé không bị mệt mỏi.
Để phòng tránh bệnh cần hạn chế sự lây lan của virus Rota thông qua đường miệng, quá trình hô hấp bằng cách chú ý hơn đến vệ sinh an toàn thực phẩm, khử trùng dụng cụ nấu ăn trước khi nấu nướng. Thực phẩm cần đặt nơi sạch sẽ thoáng mát. Đặc biệt, không để con tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh.
Cảm cúm, sốt
Cảm cúm ở trẻ em thường do viruts gây ra (Ảnh minh hoạ).
Nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường làm các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ, cơ thể rất khó thích nghi dẫn đến hệ miễn dịch yếu, làm xuất hiện các bệnh trẻ thường gặp như cảm cúm, ho sốt dễ xảy ra.
Cảm cúm do virút gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, chán ăn… Khi bệnh kéo dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.
Virút cảm lạnh và cảm cúm dễ lây lan khi tiếp xúc với những vật trong nhà do đó nên rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh… để loại bớt tác nhân gây bệnh. Bạn nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.
Trên đây là một số bệnh trẻ thường gặp và cách phòng tránh khi thời tiết thay đổi. Hãy tham khảo để có biện pháp “đối phó” tốt nhất với thời tiết cho con trẻ nhé!