Mẹ&Con – Nếu mẹ đã áp dụng nhiều cách trị mồ hôi trộm cho bé nhưng không hiệu quả, hãy tham khảo ngay cách nấu 6 món ăn dưới đây nhé! Trị chứng ra mồ hôi chân, tay bằng dược liệu quanh ta Những lợi ích không ngờ của đổ mồ hôi với sức khỏe và sắc đẹp Chuyện mồ hôi ở trẻ nhỏ hóa ra cũng nhiều điều 'phức tạp' lắm!

1. Cháo gốc hẹ

chao 

Cháo gốc hẹ. (Ảnh minh họa)

 chao

– Gốc hẹ: 30g

– Bột gạo: 50g

– Thịt lợn nạc xay: 50g

 chao

– Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy 200ml nước đặc.

– Cho bột gạo vào nước cốt hẹ, quấy đều, đun lửa nhỏ đến khi sôi thì trút tiếp thịt lợn.

– Đợi cho nồi cháo chín thì tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn.

2. Cháo hến, rễ hẹ

chao 

Cháo hến, rễ hẹ. (Ảnh minh họa)

chao

– Hến: 100g

– Gạo tẻ: 1 nắm

– Gạo nếp: 1 nắm

– Rễ hẹ: 50g

 chao

– Hến rửa sạch, lấy phần thịt xào với hành cho đỡ mùi tanh.

– Cho gạo tẻ, gạo nếp vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, nấu nhừ.

– Cháo nhừ, cho hến vào.

– Rễ hẹ rửa sạch, giã nhỏ và chắt lấy nước. Lấy phần nước này đổ vào nồi cháo, nấu thêm khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.

3. Cháo cá quả

 chao

Cháo cá quả. (Ảnh minh họa)

 chao

– Cá quả: 1 con

– Gạo tẻ: 1 nắm

– Gạo nếp: 1 nắm                                  

– Cà rốt: 1 củ nhỏ

 chao

– Cá quả làm sạch, hấp cách thủy, lấy phần thịt đem xào với cà rốt đã thái hạt lựu nhuyễn, để khử tanh. Còn phần xương, giã nhỏ, chắt lấy nước.

– Cho cả hai loại gạo vào nồi, đổ lượng nước vừa phải, thêm phần nước xương đã chắt ở trên, nấu cho gạo nở.

– Khi thấy cháo nở khoảng ½ thì trút thịt cá vào, tiếp tục nấu nhừ.

4. Chè đậu xanh

che 

Chè đậu xanh. (Ảnh minh họa)

chao

– Đậu xanh: 50g

– Gạo nếp: 50g

– Lá dâu non (đã phơi khô): 10g

– Đường; một lượng vừa đủ

 chao

– Đậu xanh, gạo nếp vo sạch, sao vàng và tán thành bột mịn.

– Lá dâu nấu kỹ, chắt lấy 250ml nước.

– Cho bột đậu, bột gạo, đường vào nồi nước lá dâu, khuấy đều và bắc lên bếp, đun sôi trở lại là được.

– Cho bé ăn món chè đậu xanh này mỗi khi đói, khoảng 2 lần/ngày, ăn liên tục trong vòng 7 ngày.

5. Nước đậu đen

dau 

Nước đậu đen. (Ảnh minh họa)

chao

– Đậu đen: 50g

– Long nhãn: 15g

– Táo tàu: 5 quả

 chao

– Đậu đen rửa sạch, để ráo nước rồi rang chín.

– Cho đậu đen vào trong một cái nồi nhỏ cùng long nhãn, táo tàu, đổ thêm 300ml nước.

– Đun nồi đậu đen trên nhỏ lửa đến khi chỉ còn khoảng 200ml nước thì bắc xuống, chắt lấy nước.

– Nước đậu đen này chia làm 4 lần uống trong ngày và nên cho bé uống 3 ngày liên tục.

6. Nước mộc nhĩ

nuoc 

Nước mộc nhĩ. (Ảnh minh họa)

 chao

– Mộc nhĩ: 20g

– Táo tàu: 5 quả

 chao

– Mộc nhĩ, táo tàu rửa sạch, cho vào nồi, đổ khoảng 300ml nước.

– Đun sôi kỹ và chắt lấy 150ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 5 ngày.

Mẹ có thể nấu xen kẽ các món ăn trên đây trong vòng một tháng, hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ sẽ giảm hẳn. Tuy nhiên, với các trường hợp trẻ ra mồ hôi trộm do bệnh lý như bệnh tim (ra nhiều mồ hôi ngay cả khi ngồi ăn), bệnh tuyến giáp hoặc mắc chứng ra mồ hôi quá nhiều (Hyperhidrosis) thì bé sẽ cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì mới khỏi, mẹ nhé!

Chúc bé luôn mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn!

Tags:

Bài viết liên quan