Mẹ&Con – Dạy con, chăm con từng ngày nhưng có bao giờ mẹ để ý thấy con ngày càng gầy yếu, lồng ngực lõm sâu… Chớ vội chủ quan, đó có thể là dấu hiệu bé bị bệnh lõm ngực bẩm sinh, phải phẫu thuật đặt thanh nâng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu thuộc nhóm này, bạn có nguy cơ cao sinh con dị tật Mẹ bị thủy đậu, con dễ bị dị tật bẩm sinh Bé gái Việt Nam đầu tiên bị dị tật đầu nhỏ nghi do vius Zika

Xin đừng chủ quan!

Kiểm tra xem con bạn có bị chứng lõm ngực bẩm sinh không 5

Đừng chủ quan khi thấy con bị lõm ngực. (Ảnh minh họa)

Trung bình mỗi năm khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 80 trường hợp trẻ bị lõm ngực nhập viện. Đặc biệt trong năm 2016 có gần 150 ca đến điều trị, trong đó có không ít ca đến điều trị muộn hoặc được phát hiện vô tình.

Thực tế đã có không ít trường hợp trẻ bị lõm ngực nhưng do phụ huynh chủ quan, lúc đưa đến bệnh viện thì bé đã bị ảnh hưởng đến tim, phổi. Một số bệnh nhi được bác sĩ phát hiện lõm ngực khi nhập viện trong tình trạng tim bị đẩy lệch, tổn thương phổi, thoát vị hoành.

Trẻ bị lõm ngực bẩm sinh

Kiểm tra xem con bạn có bị chứng lõm ngực bẩm sinh không 6

Trẻ bị lõm ngực bẩm sinh cần được phát hiện và điều trị sớm. (Ảnh minh họa)

Theo các bác sĩ, lõm lồng ngực là dị tật bẩm sinh với tỷ lệ mắc ngày càng cao và có xu hướng gia tăng. Triệu chứng điển hình khi trẻ bị lõm ngực là ngực có một khoảng trũng sâu. Ở trẻ nhỏ có dấu hiệu chậm tăng cân hay suy dinh dưỡng, dễ nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí hen suyễn… Trẻ lớn mắc bệnh thường cảm thấy nhanh mệt, khó thở khi vận động gắng sức.

Ngoài yếu tố thẩm mỹ, lõm ngực còn làm giảm đáng kể thể tích lồng ngực, từ đó hạn chế không gian cho tim và phổi phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và nhiễm trùng hô hấp thường xuyên.

Riêng những bé gái mắc bệnh lõm ngực nhẹ, không ảnh hưởng đến tim, phổi mà chỉ mất thẩm mỹ thì không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Trường hợp nặng sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, do đó nên điều trị sớm. Bé gái bị lõm ngực thể nặng nếu không được điều trị, đến khi lớn lên, nhất là lúc mang thai thì các triệu chứng về tuần hoàn, hô hấp hạn chế sẽ biểu hiện rõ hơn, thai nhi cũng phát triển kém.

Trong một thống kê tại Mỹ, cứ khoảng 300-400 trẻ sinh ra thì có một trẻ mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Còn theo các thống kê chung, cứ 1.000 trẻ thì có khoảng 3 trẻ mắc dị tật bẩm sinh này. Nguyên nhân bệnh hiện nay chưa xác định rõ, riêng các trường hợp di truyền chiếm khoảng 35-45%.

Trẻ bị lõm ngực, điều trị như thế nào?

Dị tật lõm ngực tiến triển theo giai đoạn phát triển xương của trẻ. Nhiều trường hợp trẻ 4-5 tuổi bệnh mới xuất hiện nên phụ huynh thường không dễ dàng phát hiện ra để đưa bé đi khám. Hầu hết các trường hợp được phát hiện sớm, kết hợp tập vật lý trị liệu thì bệnh sẽ nhanh khỏi mà không cần phẫu thuật. Ngược lại, trường hợp ngực bị lõm sâu nếu không được phát hiện và mổ sớm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề hô hấp, quá trình vận động, tim, phổi…

Khi phát hiện, trẻ sẽ được khám lâm sàng kết hợp các chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, đo điện tâm đồ, siêu âm để quyết định có can thiệp sớm hay không. Độ tuổi phù hợp để tiến hành phẫu thuật là trẻ từ 7-15 tuổi. Các bác sĩ sẽ đặt thanh kim loại sau xương ức và trên xương sườn. Kỹ thuật mổ và gây mê chỉ khiến bé có hai vết sẹo nhỏ, bệnh nhi cũng hồi phục rất nhanh sau mổ mà không cần phải thở máy. Sau khoảng 3 năm, khi lồng ngực chắc chắn, các bé sẽ được mổ lại để rút thanh nâng. Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi sẽ cho tập vật lý trị liệu.

Có thể bạn chưa biết?

– Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), các bác sĩ tiếp nhận khám cho trẻ bị lõm ngực tại phòng khám chấn thương chỉnh hình vào sáng thứ năm hàng tuần.

– Trước đây, chi phí mỗi ca phẫu thuật tốn từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng. Tuy nhiên hiện nay, tại TP HCM, khi đến phẫu thuật tại hai bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, các bé sẽ được bảo hiểm chi trả đến 80%.

Tags:

Bài viết liên quan