Phát ra âm thanh như tiếng ngạt mũi
Nhiều mẹ nghĩ đơn giản rằng, con ngạt mũi, khó thở chỉ đơn giản là do cảm lạnh. Tuy nhiên, trường hợp bé bị ngạt mũi nhưng không đi kèm dấu hiệu khác của chứng cảm lạnh thông thường thì rất có khả năng bé bị viêm amidan bẩm sinh.
Khi amidan sưng to sẽ làm cản trở đường hô hấp, gây ra hiện tượng ngạt mũi, thở bằng miệng, ngáy khi ngủ ở trẻ. Các triệu chứng này còn thể hiện rõ ràng hơn khi bé nằm ngửa. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mãn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu…
Thở bất thường, gần giống như tiếng ngáy khi ngủ
Khi ngủ, trẻ sơ sinh phát ra tiếng thở bất thường. Khi mẹ áp sát tai gần miệng bé thì thấy bé thở nặng nhọc gần giống như tiếng ngáy, tiếng thở này thường được gọi là thở khò khè.
Hầu như từ 30-40% trẻ sơ sinh bú mẹ đều có hiện tượng thở khò khè, nhất là trong lúc ngủ. Trẻ thở khò khè thường xuyên khi ngủ có thể cảnh báo trẻ đang mắc các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi, nghiêm trọng hơn là bệnh hen suyễn. Do vậy, khi bé thở khò khè kéo dài, không dứt, mẹ cần đưa đi khám sớm, nhất là với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
Hay khóc đêm
Mẹ nên lưu tâm đến những âm thanh mà trẻ sơ sinh phát ra hàng ngày. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh những nguyên nhân đơn giản như đói bụng, đầy bụng, ngạt mũi, nóng quá hoặc lạnh quá… không ít trẻ quấy khóc đêm do mắc các bệnh lý mà bố mẹ vẫn thường chủ quan. Do đó, nếu con thường xuyên quấy khóc đêm, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm hoặc cần thiết sẽ được chỉ định làm điện não đồ nếu nghi ngờ trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh.
Phát ra âm thanh “ken két” trong lúc ngủ
Khi ngủ say, trẻ phát ra âm thanh “ken két” nghĩa là bé đang nghiến răng hoặc cắn chặt răng. Hiện tượng nghiến răng ở trẻ nếu không có dấu hiệu chấm dứt mà còn kéo dài liên tục có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe ở trẻ như sau:
– Bé nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Độc tố do những con giun sắn đang “đại náo” trong ruột bé tiết ra có thể kích thích đường ruột, dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động kém, gây đau vùng cuống rốn khiến bé ngủ không ngon giấc. Trường hợp độc tố kích thích thần kinh hoặc làm ngứa hậu môn sẽ làm trẻ nghiến răng khi đang trong tình trạng vô thức (ngủ say).
– Bé bị căng thẳng thần kinh: Nếu ban ngày trẻ sơ sinh tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn thì khi đi ngủ vào ban đêm, trẻ dễ nghiến răng hoặc cắn chặt răng vì có cảm giác bất an, sợ hãi.
– Bé bị rối loạn chức năng tiêu hóa: Trước khi đi ngủ, bé được ăn quá no khiến dạ dày quá tải cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng nghiến răng .
– Dinh dưỡng không cân bằng: Với những trẻ sơ sinh bước vào giai đoạn ăn dặm mà kén ăn, chỉ dung nạp thường xuyên một nhóm thực phẩm nào đó sẽ dẫn tới hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể thiếu cân bằng. Đặc biệt là khi trẻ sơ sinh thiếu hụt canxi, photpho, vitamin D cùng một số nguyên tố vi lượng quan trọng khác cho sự phát triển của xương, răng sẽ làm cơ hàm co lại, trẻ dễ nghiến răng khi ngủ.
– Răng mọc không đều: Với những trẻ có răng hàm trên và răng hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép hai hàm răng sẽ dẫn đến vị trí tiếp xúc giữa hai hàm không tốt, không ăn khớp khiến bé khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, cắn chặt và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.