Mẹ&Con - Cô N, một giáo viên Q. Tân Bình cho biết: “Tôi luôn nói với phụ huynh rằng không nên cho trẻ học hè, hè là thời điểm để các con vui chơi. Thế nhưng năm nào cũng vậy, chỉ đầu tháng 6 là đã có phụ huynh mang con đến gửi..." Giúp con hứng thú bước vào năm học mới sau kỳ nghỉ hè 9 điều bạn nên cho trẻ trải nghiệm trong kỳ nghỉ hè 3 điều cần nhớ khi đi du lịch vào mùa hè

Chỉ vừa mới bắt đầu nghỉ hè được một tuần, nhưng chị Bích Thủy đã… tất tả đến nhà thiếu nhu Quận tìm lớp đăng kí học thêm hè cho con. “Cũng không muốn vậy, đâu, nhưng để nó ở nhà không ai trông. Với lại, không tranh thủ cho con học mấy môn năng khiếu hè là mai mốt thua dứt liền”.

1001 lý do để… chạy đua
Dạo quanh các câu lạc bộ, nhà thiếu nhi, trung tâm ngoại ngữ những ngày này, không khó bắt gặp cảnh chật cứng phụ huynh đến đăng kí, tìm lớp cho con. Chị Trần Thị Khánh An (Quận 4) lau mồ hôi thú thật: “Tôi biết chuyện con nít cần được vui chơi, nghỉ ngơi dịp hè chứ? Nhưng quả thực bây giờ đâu có giống hồi xưa? Cha mẹ bận túi bụi công việc, chứ có được nghỉ hè như tụi nhỏ đâu?

Phải chi con cỡ cuối cấp 2, đầu cấp 3 mình cũng yên tâm cho nó tự lo liệu mùa hè. Chứ con mình hai đứa, đứa lớn lớp 4, đứa nhỏ lớp 2. Nhốt hai đứa nhỏ ở nhà đi làm mình không yên tâm. Thôi thì cứ kiếm lớp, càng học nhiều giờ càng tốt. Yên tâm là học ở đó chúng có bạn bè, có thầy cô. Học được gì thì học, không học được coi như cũng có chỗ cho anh em nó… chơi!”.

Vì “lý do lý trấu: này mà chị đã đăng kí liền tù tì cho hai “nhóc” hàng loạt các lớp học khác nhau. Nào học vẽ, học đàn, học hát… Nhưng dẫu sao, hai đứa con chị An cũng còn “đỡ” vì phải đi học, song vẫn được ba mẹ cho phép chơi là chính, như kiểu giúp con có môi trường sinh hoạt mà thôi. Còn với nhiều phụ huynh khác, hè chính là dịp để… chạy đua giữa những đứa trẻ với nhau, theo quan niệm đứa trẻ nào biết trước, biết nhiều thì sẽ thành công dễ dàng hơn sau này.

Như trường hợp của gia đình chị Thu Mai (Q.9). Nhà chỉ có một đứa con duy nhất, lại là đứa con gia đình phải tốn rất nhiều công sức “cầu tự”, chữa chạy hiếm muộn khắp nơi. Chính vì thế, bao nhiêu kỳ vọng chị đặt cả vào con. Cậu con trai mới học lớp 3 mà quanh năm lịch học đã kín mít. Ngay cả đến hè, chị cũng chỉ cho phép con “nghỉ thật sự” một tuần. Còn lại, tất cả những tuần sau bé phải đến các lớp học ngoại ngữ, học bơi, học vẽ, học đàn theo sắp xếp của chị.

“Con nít bây giờ được trang bị kiến thức từ sớm lắm. Mình mà không cho con học trước trong mùa hè, tận dụng những tháng hè thì chẳng bao giờ nó bằng bạn bằng bè được” – chị quả quyết. Tai hại nhất là không chỉ cho trẻ học các môn năng khiếu, rất nhiều phụ huynh còn cho con… học trước chương trình năm sau. Có phụ huynh, hỏi dò được thầy cô nào dự kiến sẽ làm giáo viên chủ nhiệm của con mình năm sau? Thế là mang con đến “tận nhà” để xin cho con được… học kèm!

Cô N, một giáo viên Q. Tân Bình cho biết: “Tôi luôn nói với phụ huynh rằng không nên cho trẻ học hè, hè là thời điểm để các con vui chơi. Thế nhưng năm nào cũng vậy, chỉ đầu tháng 6 là đã có phụ huynh mang con đến gửi. Có những phụ huynh còn tự… lập nhóm sẵn, gom 3 – 4 cháu lại rồi dẫn sang, xin tôi nhân để giúp đỡ dạy bảo cho các cháu”.

Nghỉ hè, ép trẻ hay… buông?
Không giống như những trường hợp trên, ép con học quá mức nhiều trong những ngày hè, nhiều phụ huynh khác lại buông lỏng con chơi theo kiểu… muốn gì thì muốn. Chị Trúc (Q.11) thừa nhận: “Hai vợ chồng đều đi làm, con bé 10 tuổi, ở nhà với bà giúp việc. Tôi không muốn cho con đi học hè, nhưng quả thật làm sao cho con nghỉ ngơi đúng nghĩa thì tôi… không biết.

Những ngày đầu hè, tôi hỏi nó thích gì? Dẫn đi nhà sách mua một loạt sách, truyện tranh, đĩa nhạc, phim hoạt hình… Nó ở nhà tự chơi, tự xem phim, đọc truyện một mình. Nhiều lúc cũng muốn cho con có nghỉ hè ý nghĩa hơn, nhưng làm thế nào được khi giờ giấc của mình không cho phép?”

Nghỉ hè, ép trẻ hay… buông lỏng? 4
Rõ ràng, việc cho con nghỉ hè thế nào là hơp lý, thông minh giờ đây đã trở thành một kỹ năng mới mà cha mẹ cần phải biết. Chị Thanh Hà (Q.1) cho biết: “Buông quá thì trẻ dễ hư, mà ép quá thì trẻ căng thẳng. Tôi chia lịch nghỉ của cháu thành 3 tháng. Tháng đầu tiên, tôi cho cháu chơi là chính. Nhưng không chơi theo kiểu ở nhà dán mắt vào tivi . Tôi đưa cháu đi du lịch xa mấy ngày, rồi gửi về quê với ông bà, cho nó sống với không khí thiên nhiên.

Tháng giữa, tôi đưa cháu về lại thành phố, đăng ký cho học một số lớp kỹ năng, sinh hoạt câu lạc bộ đội nhóm. Tháng cuối, cháu phải điều tiết lại lịch chơi, sắm sửa sách vở, ôn bài vở cũ để bắt đầu cho năm học mới”.

Đây được xem là một trong những cách “thiết kế” mùa hè lý tưởng và phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Trong một số trường hợp, khi không thể cho trẻ về quê hoặc không thể trực tiếp đưa trẻ đi du lịch nhiều nơi, phụ huynh cũng có thể tìm hiểu đăng ký cho con tham gia một số trại hè trong nước hoặc ở nước ngoài. Tại những trại hè này, trẻ được vui đùa, du lịch, sinh hoạt nhóm và học thêm nhiều kiến thức bổ ích như tiếng Anh, kỹ năng trại, sự hòa đồng…

Ngoài ra, với việc cho trẻ học các môn năng khiếu cũng cần xác định rõ từ đầu là không ép buộc, không cho trẻ học tràn lan. Nhiều phụ huynh hiện nay đăng lý cho trẻ học đến 4 – 5 môn năng khiến/ tuần mà chẳng môn nào ăn nhập với môn nào. Học quá nhiều môn năng khiếu chỉ làm cho trẻ “loạn” lên, mau chán. Chưa kể, phụ huynh còn tốn kém rất nhiều tiền bạc vào đó. Tốt nhất, chỉ nên cho trẻ học tối đa 3 môn năng khiếu

Một môn học giúp rèn luyện thể lực, ví dụ như bơi lội, cầu lông, thể dục nhịp điệu. Một môn rèn lỹ năng khéo léo của đôi tay, cảm xúc thẩm mỹ ví dụ như vẽ, nặn tượng, xé giấy thủ công, cắm hoa… Một môn liên quan đến âm nhạc, vì giúp trẻ cảm thụ âm nhạc vào tuổi này rất tốt.

Để trẻ có môn mùa hè đúng nghĩa
Đối với trẻ em, sau 9 tháng miệt mài học tập thì hè là mùa để “nghỉ xả hơi” và cùng bạn bè vui chơi giải trí. Trong tâm trí trẻ, mùa hè luôn gắn liền với những trò chơi vui nhộn, những chuyến đi nghỉ mát hay về thăm ông bà. Tốt nhất bạn nên sắp xếp, tăng cường cho trẻ về quê (có thể về quê 1 tháng với ông bà), hoặc đăng ký cho trẻ tham gia các hội trại, các chuyến du lịch ngắn ngày với cha mẹ vào dịp cuối tuần.

Nếu muốn con “học gì đó”, hãy để trẻ chọn lựa một số môn năng khiếu mà chúng thích. Luôn cho trẻ học trong trạng thái vui vẻ, thoải mái, vui chơi là chính. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm một trung tâm anh ngữ có chương trình hè phù hợp với trẻ, giúp trẻ học ngoại ngữ theo hướng dẫn vừa học vừa chơi.

Tháng cuối cùng của mùa hè, có thể giúp trẻ ôn tập lại bài vở cũ cho khỏi quên. Hướng dẫn trẻ tham khảo, đọc qua các sách giáo khoa năm học sau. Tuyệt đối không được đi học thêm trước chườn trình. Việc làm này guýp trẻ hệ thống lại kiến thức đã học, tự tạo đà bắt nhịp vào năm học sau mà không cảm thấy căng thẳng.

Tags:

Bài viết liên quan