Mẹ&Con - Vậy là mẹ bầu đã đi hết 2/3 chặng đường, chỉ còn 3 tháng nữa thôi các ông bố bà mẹ sẽ được hân hoan chào đón con yêu. 3 tháng quan trọng cuối cùng này, các anh đã biết mình cần phải làm gì để chăm sóc bạn đời chu đáo nhất chưa? Tâm sự hài hước của ông chồng chăm vợ bầu bí 'tập 2' Chàng trai bỏ việc làm sếp về nhà bán bánh mì chăm vợ đẻ Những ông chồng nổi tiếng khéo chăm vợ đẻ

Các xét nghiệm cần thiết

Trong tam cá nguyệt thứ ba này, có 6 xét nghiệm các ông chồng cần nhớ khi đưa vợ đi khám thai:

1. Xét nghiệm dung tích hồng cầu Hematocrit/hemoglobin
Xét nghiệp này không hẳn phải thực hiện trong tam cá nguyệt thứ ba, mà được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thai kỳ nhằm xác định mức độ thiếu máu của mẹ bầu. Nếu trước đó, kết quả kiểm tra đường huyết của mẹ bình thường thì các ông chồng có thể ung dung ngồi nhà, không cần đưa vợ đi xét nghiệm nhé!

2. Xét nghiệm kháng thể Rh
Mẹ bầu mang kháng thể Rh âm (Rh-) là đối tượng sẽ được tiêm kháng thể miễn dịch Rh (Rh) là globulin trong tuần thứ 27.
Ở tình huống xấu, đó là khi máu thai nhi lẫn vào máu của mẹ thì globulin miễn dich vẫn giúp cơ thể mẹ ngăn sản sinh ra các kháng thể có khả năng gây tổn thương đến bào thai, hoặc em bé sau này. Tuy nhiên, nếu bố may mắn cũng có kháng thể Rh âm tính thì thai nhi cũng tự nhiên có loại kháng thể này. Các ông chồng không cần thiết phải đưa vợ đi tiêm globulin miễn dịch Rh nữa đâu.

3. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia, bệnh giang mai sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt. Đối với bệnh lậu, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bảo ở cổ tử cung để kiểm tra. Đối với bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ kiểm tra thông qua xét nghiệm máu. Ngoài ra, các ông chồng cũng nên đưa vợ mình đi xét nghiệm HIV. Những xét nghiệm này không có gì gọi là “xấu xa” đâu nhé, nó chỉ đơn thuần đảm bảo an toàn, giúp bác sĩ can thiệp kịp thời nếu mẹ mắc bệnh, tránh lây nhiễm cho thai nhi mà thôi.

4. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
Đối với loại xét nghiệm này, mẹ bầu sẽ được tiến hành khi mang thai từ khoảng tuần 34-36, ở khu vực trực tràng và âm đạo.
Có 2 trường hợp:

– Nếu mẹ bầu mắc liên cầu khuẩn nhóm B, thì sẽ phải điều trị bằng kháng sinh nở để tránh lây nhiễm cho thai nhi.
– Nếu trước đó mẹ bầu đã xét nghiệm chuẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn, thì sẽ được các bác sĩ cho dùng kháng sinh mà không cần làm xét nghiệm lại.

5. Xét nghiệm tình trạng sinh lý và sức khỏe thai nhi
Không phải mẹ bầu nào cũng cần thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm trên chỉ thường được thực hiện để xác định tình trạng thai nhi khi mẹ bầu gặp một số biến chứng hay đã quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chịu chào đời.

Cách chăm sóc vợ mang thai 3 tháng cuối 4

Cách chăm sóc vợ mang thai 3 tháng cuối. (Ảnh minh họa)

Bổ sung dinh dưỡng “đúng chuẩn”

3 tháng cuối chính là thời điểm thai nhi phát triển nhanh nhất, cần nhiều dinh dưỡng nhất. Thế nhưng đây cũng là thời điểm thai nhi lớn nhanh nên có thể chèn ép cơ hoành khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, táo bón, đi tiểu nhiều hơn… Chính vì vậy, càng về giai đoạn nước rút, các ông chồng càng cần chăm bẵm vợ mình lỹ lưỡng để có sức vượt cạn và chăm sóc con cái sau sinh. Mẹ bầu tăng 7-8kg trong tam cá nguyệt thứ 3là mức hợp lý nhất nhé.

Các ông chồng biết thế nào là dinh dưỡng hợp lý cho vợ trong giai đoạn “nước rút” này?

• Đối với nhóm chất đạm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên nạp 60 gram chấp đạm/ ngày vào cơ thể. Ví dụ như: 1 quả trứng, 30 – 55 gram thịt nấu chín. 220g sữa tách kem, 28 gram phô mai cứng, 1 cốc sữa chua, 2 muỗng canh bơ đậu phộng.

• Đối với nhóm tinh bột
Lượng cơm trung bình mẹ bầu nên nạp mỗi ngày chỉ khoảng 2 lưng bát cơm cho 2 bữa ăn/ ngày. Có thể bổ sung tinh bột từ một số thực phẩm như khoai, sắn… còn tinh bột từ bánh ngọt, các ông bố nên hạn chế vợ mình nhé. Lý do bởi vì hàm lượng tinh bột có ở những thực phẩm này vừa ít dinh dưỡng, vừa nhiều đường, có thể gây béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.

• Đối với nhóm chất béo
Trên thực tế, chất béo rất tốt cho cơ thể. Nó chính là nguồn năng lượng giúp cơ thể hấp thụ được các vitamin tan trong dầu như: Vitamin A, E, K, D… Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc vợ các ông chồng cũng nhớ phải giới hạn, không được quá 1/3 khẩu phần hàng ngày. Chất béo không no như dầu đậu phộng, dầu hạt cải, dầu olive sẽ tốt hơn chất béo no có trong mỡ động vật hoặc dầu dừa và dầu cọ.

Chồng đảm đang hãy chia nhỏ chất béo thành 4 bữa ăn/ ngày cho vợ. Ví dụ như: 55 gram phô mai, 1 muỗng cà phê sốt mayonnaise, 1 quả trứng, từ 85 – 110 gram thịt nạc chín, ¾ chén salad cá ngừ, ½ quả bơ…

• Đối với nhóm vitamin và khoáng chất
– Calcium
Hàm lượng calcium thích hợp mà các ông chồng nên nhắc nhở vợ mình bổ sung, đó là khoảng 1200mg/ngày. Với số lượng này, hãy chia nhỏ trong từng bữa ăn.

Cách thực phẩm chứa nhiều calcium có thể kể đến các phế phẩm từ sữa như: Sữa chua, phô mai, kem, caramen… Calcium giúp hình thành răng và xương, vì vậy đừng quên bổ sung chất dinh dưỡng này trong chế độ ăn uống của mẹ bầu nhé!

– Sắt
giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 30mg-60mg sắt để tạo huyết sắt tốt trong máu. Bào thai cũng sẽ dùng chất sắt này để hình thành nguồn cung cấp máu cho chính mình. Vì những lý do quan trọng này, mẹ bầu không được lơ là trong việc bổ sung sắt đâu nhé. Hoặc giả dụ, nếu mẹ bầu lơ là các đức lang quân cũng phải kiêm nhiệm vụ nhắc nhở nàng hàng ngày đấy.

Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, các loại rau có màu xanh đậm và bánh mì, ngũ cốc…

– Vitamin C
Đối với vitamin C, mỗi ngày nên bổ sung khoảng từ 100-120mg trong 3 tháng cuối thai kỳ này. Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, vitamin C đã giúp bé ngăn ngừa bệnh tật, chống lão hóa. Ngoài ra, Vitamin C đóng vai trò sản xuất collagen, giúp xây dựng cấu trúc xương, sụn, các mạch máu và cơ của chúng tốt nhất.

Vitamin C có nhiều trong họ nhà cam quýt, dưa hấu, cà chua, bưởi…

– Omega3
Để hệ thần kinh của bé phát triển thông minh và mạnh mẽ, không thể không nhắc đến omega3. Mỗi em bé sẽ cần omega3 để hình thành khoảng 70% não bộ và hệ thần kinh. Song song với đó, omega3 còn ngăn chặn bệnh tim mạch cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng, giảm nhồi máu cơ tim, mỡ máu, giảm bệnh động mạch vành…

Omega3 có nhiều trong các loại cá béo như cá mòi, cá thu và cá hồi. Còn trong thực vật, quả óc chó, hạt hướng dương, hạt bí ngô… là những thức ăn vặt nhâm nhi chứa nhiều omega3 nhất. Tuy omega3 đóng vai trò quan trọng là vậy, nhưng mẹ bầu cũng đừng vì thế mà lạm dụng nhé. Trong cá có thể chứa thủy ngân, điều này không tốt chút nào. Mỗi ngày, các ông chồng nên để ý xem vợ mình đã nạp đủ ít nhất 250mg omega3 chưa nhé!

– Viên vitamin tổng hợp
Gọi là vitamin tổng hợp, vì nó sẽ giúp mẹ bầu bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong thai kỳ. Có thể kể đến như: Vitamin A, B, C, D, E, canxi, sắt, phôt pho, kẽm, mangan, I ốt, DHA, selen… cần thiết cho sự phát triển của bé.
Về việc sử dụng viên vitamin tổng hợp, tốt nhất hãy đưa vợ tới bác sĩ sản khoa và lắng nghe lời tư vấn, các ông chồng nhé!

• Đừng quên uống nước
Nước “đóng quân” 70% trong cơ thể người. Tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể đều cần nước. Khi mang bầu, cơ thể mẹ càng cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu cho em bé trong bụng.

Tuy chỉ là “chất lỏng vô hình” nhưng nước có cực kỳ nhiều công dụng nhé: Ngăn ngừa táo bón, trĩ, nhiễm trùng đường tiết niệu… Thiếu nước có nguy cơ dẫn đến sinh non đấy, các ông bố bà mẹ đã biết chưa?

Chính vì vậy, thời điểm “nhạy cảm” này mẹ bầu nên uống 2,5 lít nước/ ngày chia nhỏ thành 10 ly mỗi ngày nhé, đừng chờ đến khi khát nước rồi mới uống nước.

Nên kiêng cữ gì trong tam cá nguyệt thứ 3?

Nếu như phô mai đã được loại bỏ ra khỏi danh sách này thì cà phê, nước ngọt có ga, đồ ăn chưa chín kỹ, đồ ăn nhiều dầu mỡ vẫn nằm trong mục cấm kị. Bố mẹ nhớ nhé!

Thể dục – Làm đẹp – Sinh hoạt vợ chồng

• Thể dục

– Thể dục đều đặn trong tam cá nguyệt thứ ba sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng sinh nở. Nếu tập thường xuyên thì những bệnh lặt vặt như đau đầu, đau lưng, chóng mặt, mất ngủ… cũng biến mất.

Bài tập thể dục phù hợp nhất cho mẹ bầu trong giai đoạn “vượt mặt” này, đó là tạp yoga. Thế nhưng tập một mình, có vẻ bà bầu sẽ buồn lắm đấy. Chính vì vậy, nếu có điều kiện các ông chồng cũng nên thử dành thời gian tập luyện với vợ nhé!

Mẹ không nên tự ý “sáng tạo” các động tác yoga. Hãy tham gia vào các lớp học yoga trước sinh. Đây cũng là cơ hội tốt để gặp gỡ các bà mẹ bầu khác, kết bạn và trao đổi kinh nghiệm đấy.

• Làm đẹp

– Giống như ở tam cá nguyệt thứ 2, tam cá nguyệt thứ 3 các ông bố cũng vẫn tiếp tục giúp vợ mát da dầu dừa hoặc dầu oliu vào khu vực da chiếc bụng tròn xoe nhé.

Để xử lý những vết nám xuất hiện trên da, không gì hiệu quả bằng việc hạn chế ra ngoài lúc trời nắng gắt. Nếu có việc cần thiết, hãy mua cho vợ loại kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 trước khi ra ngoài. Bên cạnh đó, chăm chỉ đắp các loại mặt nạ thiên nhiên khoảng 3 lần/tuần cũng giúp mẹ “cứu vớt’ được làn da đáng để trong quãng thời gian nhạy cảm này.

Chính vì đây là quãng thời gian nhạy cảm, nên những việc làm đẹp như nhuộm tóc, sơn móng tay móng chân mẹ cũng nên nói không để đảm bảo an toàn cho con, mẹ nhé.

• Sinh hoạt vợ chồng

Nhiều người nghĩ rằng, quan hệ vợ chồng ở những tam cá nguyệt thứ ba không tốt cho thai nhi? Thế nhưng nếu quan hệ đúng cách, vợ chồng bạn vẫn có thể thoái mái “hành sự”.

Vì thời gian này thai nhi đã lớn, đầu em bé đã dần quay xuống dưới nên tần suất quan hệ vợ chồng không nên quá thô bạo, dày đặc. Điều này sẽ làm thai phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí còn có khả năng em bé bị sinh non.

Thế nhưng giảm tần suất, không có nghĩa là vợ chồng bạn không được “yêu” thoải mái nhé. Hai người có thể kích thích, có thể “yêu” bằng tay hoặc bằng miệng. Đảm bảo không kém gì cách “yêu” truyền thống đâu!

Tags:

Bài viết liên quan