Mẹ&Con – Đầu là nơi trẻ sơ sinh giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Vì thế, việc đội mũ che thóp và dùng băng quấn thóp là điều cần thiết với trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé sinh non. Học cách "nắm thóp" chồng tế nhị của một bà vợ thông minh Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc vùng thóp cho con Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc vùng thóp cho con

Thực hư tin đồn đội mũ thóp khiến não trẻ chậm phát triển 5

Đối với những trẻ khỏe mạnh bình thường, các chuyên gia y tế cho rằng việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết. (Ảnh minh họa)

Đối với những trẻ khỏe mạnh bình thường, các chuyên gia y tế cho rằng việc đội mũ khi ng là không cần thiết. Ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp. Trừ những trường hợp bé sinh non, nhẹ cân hoặc bị bệnh đặc biệt.

Hơn nữa, nhiều bà mẹ không biết rằng tuần hoàn máu ở trẻ sơ sinh rất tích cực, một lượng lớn máu được đưa lên đầu, do đó đầu của trẻ sơ sinh thường nóng hơn người lớn.

Lợi ích của mũ che thóp

Mũ che thóp dùng để bảo vệ đầu cũng như giữ ấm cho bé. Có chiếc mũ che bên ngoài, phần đầu của trẻ sẽ được ấm hơn. Điều đặc biệt ở trẻ là đầu trẻ sơ sinh thường có hình dạng không cân đối và to, nên phần da dầu cũng chiếm diện tích không nhỏ. Nhất là những lúc sau khi tắm, da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt, dẫn đến cảm lạnh.

Đội mũ cho trẻ sơ sinh: Cần nhưng không phải lúc nào cũng đội

Việc đội mũ che thóp cho trẻ là cần thiết để giữ ấm cho bé, tuy nhiên các mẹ nên lưu ý, không phải lúc nào cũng đội mũ cho bé. Mẹ chỉ nên đội mũ cho bé yêu vào những lúc sau khi tắm, lúc trời lạnh hoặc nơi có gió. Còn những lúc trời nóng hoặc trẻ chơi đùa ra mồ hôi thì không nên đội mũ mà nên bỏ mũ ra để phần đầu của trẻ được thông thoáng.

Đội mũ thóp ảnh hưởng đến não trẻ sơ sinh?

Thực hư tin đồn đội mũ thóp khiến não trẻ chậm phát triển 6

Chưa có chứng cứ khoa học nào nói rằng đội mũ che thóp làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp. (Ảnh minh họa)

Trao đổi về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng chưa có chứng cứ khoa học nào nói rằng đội mũ che thóp làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Theo bác sĩ Dũng, nếu trời lạnh mà nhiệt độ trong phòng không đủ ấm thì buộc phải đội mũ cho trẻ. Bởi nếu không có biện pháp chống lạnh kịp thời thì cơ thể trẻ sẽ bị mất nhiệt qua phần đầu và trán, khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Ngược lại, phòng ngủ của bé đã đủ ấm thì bố mẹ không cần thiết đội mũ che thóp.

“Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Nếu bị nóng quá thì trẻ sẽ ra mồ hôi dẫn đến sốt, ốm chứ không đến mức hại não. Quan niệm đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não là hoàn toàn sai lầm” – PGS Dũng khẳng định.

Đồng quan điểm với bác sĩ Dũng, bác sĩ Trần Ngọc Hà – Bệnh viện sản nhi Đà Nẵng cũng cho rằng, trẻ sơ sinh phải được đội mũ che thóp để bảo vệ đầu cho bé cũng như giữ ấm khi mới chào đời, đặc biệt là những bé sinh non. Thông tin đội mũ cho trẻ sơ sinh khiến trí não kém phát triển là hoàn toàn không chính xác, không có căn cứ khoa học.

Theo đó, với trẻ sơ sinh được chào đời bằng phương pháp sinh thường thì nhiệt độ trong phòng là 28- 30ºC. Với những trẻ sinh non thì nhiệt độ phòng cần phải nâng lên 30- 32ºC. Với nhiệt độ này thì trẻ không cần phải đội mũ. Khi trẻ đã được 7- 8 ngày tuổi, nhiệt độ phòng lúc này nên điều chỉnh xuống mát hơn.

Tags:

Bài viết liên quan