Khi cưới nhau, vợ chồng thường phải “góp gạo chung” để cân đối chi tiêu. Nhưng trên thực tế, không phải người chồng nào cũng vui vẻ thực hiện “nhiệm vụ cao cả” này. Sự vô tâm của chồng cùng cách ứng xử không khéo của vợ có thể phát sinh những rắc rối về tài chính lẫn tình cảm. 7 cách tiết kiệm tiền đi chợ

Có với nhau 2 mặt con nhưng chừng ấy thời gian, chị Trúc My (34 tuổi, Làm việc tại Q. Thủ Đức) chưa biết cảm giác chồng đưa tiền hàng tháng như thế nào dù anh Tùng, chồng chị là quản lý của một công ty dệt may, lương khoảng 15 triệu/tháng.

Tiền chồng, chồng giữ

Thời gian đầu, ngày nào chị cũng nhắc chồng nhiệm vụ “góp gạo” nhưng nghe anh thủ thỉ“Tiền em để chi tiêu, tiền của anh để dành làm ăn”, chị cũng thấy bùi tai. Riết rồi quen, lần nào chị hỏi tiền lương là anh tỏ ra khó chịu, bảo vợ không tin tưởng chồng nên chị Ly đành “ngậm bồ hòn”để tránh cãi nhau.

Dần dà, anh Chiến xem việc chi tiêu trong gia đình là nhiệm vụ của vợ, còn tiền lương của mình anh nhậu nhẹt, cá độ bóng đá như thời độc thân, thậm chí anh còn hỏi tiền vợ mỗi khi mua món đồ đắt tiền cho gia đình. Lạ một điều là chị Ly cũng cảm thấy việc chồng không góp tiền là chuyện…bình thường. Thậm chí khi lần lượt sinh hai đứa con, chị cũng về quê mượn tiền ba mẹ rồi trả lại họ bằng tiền nghỉ chế độ thai sản của công ty. 2 con đến tuổi đi học, chị tự xoay xở tiền học, tiền sinh hoạt cho gia đình với mức lương 7-8 triệu của mình. Thi thoảng, anh Tùng mới đưa chị 1-2 triệu mua thêm sữa cho con. Giờ sắp hết năm, chị lại thở dài ngao ngán với đủ khoản tiền xe về quê, tiền biếu ba mẹ trong khi chồng vẫn thong dong chơi bời như khách trọ trong nhà.

Chồng không góp gạo 5

Hầu như các cuộc cãi vã của vợ chồng chị Hà Giang (29 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) đều xoay quanh chuyện tiền bạc. Chị Giang là trưởng phòng kinh doanh của một công ty bất động sản, lương xấp xỉ 20 triệu/tháng nhưng tháng nào chị cũng than thiếu tiền. Hỏi ra mới biết một mình chị phải gánh vác và lo toan mọi chi tiêu trong gia đình. Trong khi với mức lương 7 triệu, chồng chị chỉ tiêu xài cho riêng mình. Thời gian đầu, chồng chị cũng đóng góp một ít nhưng thấy chồng làm ít tiền nên chị bảo anh để dằn túi vì tiền lương của chị đã đủ lo cho gia đình. Tính chồng chị vô tâm, lại ỷ vào kinh tế của vợ nên cứ tiêu xài thoải mái cho bản thân. Giờ thì chị có năn nỉ, dọa nạt, thậm chí không cho chồng ngồi chung mâm, ngủ chung giường nhưng chồng chị vẫn quả quyết “Anh có sĩ diện của anh, đưa tiền cho em rồi mỗi lần đi đâu chìa tay xin tiền thì ngại quá. Lương của anh có mấy đồng, đưa em cũng không làm được gì”.

Vì sao chồng không chịu góp gạo?

Chuyên viên tâm lý Trần Thị Hồng Hà (Trung tâm tư vấn Tình yêu- Hôn nhân- Gia đình, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) cho rằng việc chồng không chịu “góp gạo” thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

– Chồng vô tư hoặc nghĩ lương mình thấp, chỉ đủ tiêu xài cá nhân nên không phải đưa cho vợ hàng tháng

– Chồng vô tâm, ỷ lại vào kinh tế của vợ, nhất là những ông chồng có công việc và mức lương “lép vế” so với bạn đời.

– Phản ứng của vợ: xem đó là chuyện bình thường, không hạch hỏi, không chia sẻ chuyện tiền bạc với chồng.

– Vợ tiêu xài hoang phí nên đánh mất lòng tin với chồng.

– Vợ quá keo kiệt, siết chặt tiền bạc của chồng, “tận thu” nhưng không chịu chi cho chồng những khoản cần thiết.

– Vợ chồng không có sự thống nhất về vấn đề tài chính ngay từ đầu.

Làm vợ khéo để giữ tiền chồng

Thống nhất chuyện tiền bạc

Sau khi kết hôn, vợ chồng nên ngồi lại nói chuyện và thống nhất việc chi tiêu trong gia đình. Ngoài số tiền đóng góp cho gia đình, người vợ nên để chồng tự do trong việc tiêu xài khoản tiền riêng thay vì hạch hỏi hoặc phát cho anh ấy vài chục ngàn đồng vào mỗi ngày.

Thẳng thắn và tin tưởng nhau

Nếu chồng không chịu đưa tiền, bạn hãy thẳng thắn hỏi lý do, tìm hiểu chồng dùng tiền đó để làm gì thay vì “ngó lơ” và xem như không có chuyện gì. Đừng ngại bày tỏ quan điểm và những khó khăn bạn đang gánh vác nếu không có sự đóng góp tài chính của chồng. Nói chuyện thẳng thắn nhưng bạn hãy luôn thể hiện thái độ tin tưởng chồng để vừa tạo sự chi tiêu hợp lý, vừa giữ hòa khí giữa vợ chồng.

Chứng tỏ “tay hòm chìa khóa” giỏi

Trên thực tế, nhiều ông chồng không chịu góp gạo với vợ là do vợ tiêu xài hoang phí, không biết tính toán chi tiêu. Vì vậy, các chị em cần chứng tỏ mình có khả năng quản lý tài chính, quán xuyến công việc gia đình.

Nhắc nhiệm vụ làm chồng làm cha

Hãy để chồng biết rằng sự vô tư, vô tâm của anh ấy không những làm bạn thất vọng mà còn khiến con cái nghĩ không tốt về cha. Người vợ nên khéo léo nhắc đến vai trò của chồng trong gia đình để anh ấy nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình.

Ghi chép chi tiêu trong gia đình

Chẳng ông chồng nào thích nghe vợ kể công hay than thở chuyện tiền bạc. Vì vậy, thay vì nói suông, bạn nên chịu khó liệt kê cụ thể những khoản chi tiêu trong một tháng. Sau đó, bạn hãy cho chồng biết con số đó quá nhiều so với tiền lương của bạn, nhưng sẽ là bình thường nếu có sự đóng góp tài chính của chồng. Nếu anh ấy vẫn không thay đổi, bạn có thể cắt giảm tiền chợ, cấm mở ti vi…để anh ấy hiểu rằng bạn đang gặp khó khăn tiền bạc.

 

 

Tags:

Bài viết liên quan