Mẹ&Con - Bên cạnh nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cho mẹ trong thời kỳ mang thai. Việc chăm sóc bản thân cũng là nhu cầu cần thiết. Đặc biệt là răng và tóc. Một số lời khuyên sau đây nhằm giúp mẹ chăm sóc bản thân tốt nhất trong thời kỳ thai nghén. Mẹo làm đẹp cho mẹ khi bầu bí Kiểu tóc nào phù hợp cho mẹ sau sinh? Những vấn đề răng miệng khi mang thai

Tóc “cần” gì?

Làm đẹp là nhu cầu cần thiết của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, bạn cần nên hạn chế một số phương pháp làm đẹp, nhất là đối với tóc.

Chăm sóc răng, tóc cho bà bầu mùa xuân về 5

Hạn chế gội đầu thường xuyên và sử dụng hóa chất làm đẹp tóc trong suốt thời gian mang thai. (Ảnh minh họa)

– Tránh xa những hóa chất

Các hóa chất làm tóc như duỗi, uốn, nhuộm trờ thành… chất cực kỳ có hại trong thời kỳ mang thai. Nhất là trong ba tháng đầu và cuối thai kỳ. Vì vậy, các mẹ lưu ý tránh tuyệt đối các chất này, dù nó có làm tóc bạn đẹp hơn lên.

Cũng giống như các hóa chất, bạn nên hạn chế sử dụng máy sấy. Chỉ gội và xả bằng các loại dầu xả nhẹ.

Có thể chăm sóc tóc bằng các sản tự nhiên rất tốt như: tính chất dầu dừa, sữa tươi, chanh…

– Giảm gãy, rụng tóc

Nếu có thói quen đi gội đầu ở tiệm, nên chọn những nơi có kỹ thuật mát-xa da đầu chuyên nghiệp, tránh cào càng đã ngứa càng tốt vì sẽ làm xơ, gãy tóc và hại cho da đầu. Ngược lại, trong thời gian không thể thường xuyên làm đẹp cho tóc này, bạn chỉ cần gội đầu và mát-xa nhẹ nhàng tóc sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.

Sữa đậu nành nguyên chất có tác dụng làm tóc mềm, mượt từ bên trong đồng thời cũng là món thức uống tốt cho thai phụ. Mỗi ngày bạn nên uống 1 ly vào buổi sáng sớm.

Tăng cường ăn thêm các loại rau xanh và trái cây. Nó không chỉ tốt cho sự phát triển của thai nhi mà nó còn có tác dụng cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho mái tóc của bạn. Các loại vitamin B, Biotin, vitamin C, vitamin E và kẽm có tác dụng tăng cường sức sống cho mái tóc, giúp mái tóc khỏe, óng mượt và giảm gãy rụng.

Nên cắt tóc định kỳ, khoảng 6-8 tuần để tóc luôn khỏe và trông gọn gàng.

Một số thai phụ sau khi sinh, trong vòng sáu tháng đến một năm, tóc thường bị rụng. Đây là hiện tượng bình thường, bạn không nên quá lo lắng. Chỉ khi tình trạng trên kéo dài, bạn nên tìm đến bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị.

Chăm sóc răng miệng

Sự xáo trộn cân bằng nội tiết tốt (hormone) là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Với những phụ nữ bị nghén dễ gây mệt mỏi, nôn mửa và có cảm giác khó chịu khiến cho họ chểnh mảng trong việc vệ sinh răng miệng. Điều này càng làm cho những “chú” sâu răng được dịp “tung hoành”. Vì vậy, bạn nên đi khám răng và điều trị dứt các bệnh về răng miệng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Chăm sóc răng, tóc cho bà bầu mùa xuân về 6

Mẹ bầu nên dánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. (Ảnh minh họa)

Có đến 90% các bà bầu có triệu chứng viêm lợi trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.

Một số cách chăm sóc răng cho mẹ trong thời kỳ mang thai

– Nên dánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, dùng bàn chải mềm, tốt để tránh tổn hại đến lợi.

– Sau khi nôn, nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa flour để làm mát và bảo vệ men răng.

– Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn do các axit từ dạ dày lúc này có thể bám vào bàn chải và ăn mòn men răng khi bạn đánh răng, trong những những tiếp theo. Nếu phải đánh răng ngay trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay mới bàn chải cho lần đánh răng sau.

– Nên dùng chỉ tơ nha khoa đểlàm sạch các kẽ răng thay cho dùng tăm.

– Thay mới bàn chải sau mỗi lần bạn vì ốm vì vi-rút  có thể cư trú trong bàn chải khi bạn bị ốm và khiến lợi bạn bị viêm sưng sau đó.

Ngoài ra, nên ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, đặc biệt là can-xi là chất rất cần thiết cho người mẹ và thai nhi.

Tags:

Bài viết liên quan