Hãy lắng nghe cơ thể và đừng bỏ sót bất cứ dấu hiệu bất thường nào, nhất là các dấu hiệu dưới đây, mẹ nhé!
Xuất huyết
Ra máu là biểu hiện bất thường ở mọi giai đoạn của thai kỳ. Nếu thai phụ bị ra quá nhiều máu, kèm theo đau bụng hoặc đau bụng dưới giống thời gian hành kinh hay cảm thấy choáng, chóng mặt như ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng có thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
Xuất huyết kèm theo co thắt mạnh ở vùng bụng dưới còn là dấu hiệu sẩy thai khi thai phụ đang trong giai đoạn đầu hoặc ở đầu giai đoạn thứ hai của thai kỳ. Xuất huyết ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ kèm theo đau bụng có thể là triệu chứng của hiện tượng bong nhau non, xảy ra khi nhau thai bong ra khỏi thành tử cung.
Khi bà bầu bị chảy máu âm đạo kèm những cơn đau bụng, chuột rút, đau cổ tử cung thì rất có thể là triệu chứng của bệnh đứt nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai kéo ra ngoài thành tử cung, lấy đi oxy của bào thai. Trong trường hợp bị nhẹ, ngủ nghỉ là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp bị quá nặng (hơn một nửa nhau thai đã bị tách ra), cách hữu hiệu là phải sinh con sớm để cứu được tính mạng người mẹ.
Nôn ói nhiều hơn bình thường
Nếu mẹ nôn nhiều đến mức không còn giữ được gì trong dạ dày thì có nguy mẹ cơ thiếu dinh dưỡng, và tình trạng thiếu dinh dưỡng hay mất nước có thể gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi. Vì vậy, khi bị ói mửa nghiêm trọng, mẹ nên đi khám ngay.
Sẽ có những phương pháp điều trị an toàn mà bác sĩ sẽ hướng dẫn để khống chế tình trạng nôn ói. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn để mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm tìm ra loại thức ăn giảm nôn. Trị dứt điểm nôn ói sẽ giúp cả bạn và thai nhi có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
Thai nhi giảm cử động đột ngột
Bé vốn đang rất “hiếu động” trong bụng mẹ bỗng trở nên ít cử động hơn hẳn, giống như hết năng lượng, lý do có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai.
Hiện chưa xác định được bao nhiêu lần cử động là tốt cho bé, nhưng nhìn chung, mẹ nên lập sẵn một ranh giới và để ý xem em bé đang cử động nhiều hơn hay ít hơn bình thường. Thông thường, 10 cú đạp bụng mẹ trong vòng 2 giờ là bình thường. Nếu ít hơn, mẹ nên hỏi bác sĩ để được kiểm tra rõ.
Ra nước ối khi mang thai
Bạn cảm giác có dòng chất lỏng chảy xuống hai chân nhưng không có cảm giác buồn tiểu. “Điều này có thể là bạn đang bị ra nước ối khi mang thai”. Tuy nhiên, nước đó cũng có thể do tử cung quá lớn đè lên bàng quang của thai phụ, đây là hiện tượng són tiểu. Nếu không xác định được chất lỏng đó là nước tiểu do bàng quang bị đè nén hay là do bị rò rỉ nước ối thì bạn nên đi tiểu cho đến khi sạch bàng quang. Nếu nước vẫn chảy ra, bạn đang bị rò rỉ nước ối. Lúc này, bạn cần được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa sản.
Nhức đầu dai dẳng, đau bụng, rối loạn thị giác, phù nề trong suốt giai đoạn 3 của thai kỳ
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Đây là một biểu hiện nguy hiểm phát triển tiềm tàng trong suốt quá trình mang thai và có thể dẫn đến hậu quả khó lường trước được. Hiện tượng này do thai phụ bị cao huyết áp và dư thừa protein trong tử cung, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Huyết áp cao
Huyết áp cao là dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm độc huyết hoặc tiền sản giật. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị duy nhất là cho sinh sớm. Phương pháp này không gây nhiều khó khăn khi thai nhi đã được gần 37 tuần tuổi nhưng nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ thường phải điều trị bằng cách cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi(.
(Tổng hợp)