Mẹ&Con – Ngay khi bạn nhìn thấy 2 vạch trên que thử thai thì bên cạnh niềm hạnh phúc, vui mừng, Mẹ&Con nhắc bạn lấy giấy viết ra và ghi lại những việc bà bầu cần làm trong 40 tuần thai dưới đây để giúp con yêu luôn khỏe mạnh và một thai kỳ thật thuận lợi nhé! Tổng hợp những việc bà bầu cần làm trong 40 tuần thai (P.2) Tổng hợp những việc bà bầu cần làm trong 40 tuần thai (P.1) Giúp bà bầu khỏi đau lưng

Tổng hợp những việc bà bầu cần làm trong 40 tuần thai (P.3) 4

Tuần thứ 21

1. Đây là thời điểm thích hợp để bạn tìm hiểu về những ưu điểm cũng như nhược điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Cùng ông xã tìm hiểu các dịch vụ tiện ích dành cho mẹ và bé gần nhà để có thể sử dụng khi sinh con.

3. Chọn mua một vài chiếc áo ngực dành cho thai phụ.

Tuần thứ 22

1. Trò chuyện với chồng hay người sẽ cùng bạn đến bệnh viện khi chuyển dạ.

2. Tuần này, bạn đã biết được chính xác giới tính của con, bạn có thể lựa chọn tên cho bé.

3. Không nên ngồi bắt chéo chân, ngồi lâu một chỗ để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai.

Tuần thứ 23

1. Có thể bạn sẽ cần mua thêm nhiều quần áo bầu, đầm bầu.

2. Nếu đã chọn được tên để đặt cho con, bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến của người thân về cái tên được chọn.

3. Kiểm tra nhịp tim thai trong lần khám thai định kỳ.

Tuần thứ 24

1. Lên kế hoạch cho việc sinh nở.

3. Tìm hiểu về các dịch vụ hoặc thuê người chăm sóc trẻ khi bạn có kế hoạch đi làm trở lại.

3. Tiến hành các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra xem bạn có bị tiểu đường thai kỳ hay không.

Tuần thứ 25

1. Cập nhật thông tin mới nhất về bảo hiểm thai sản.

2. Bắt đầu viết ra một bảng kế hoạch sinh nở (sinh thường hay sinh mổ, bác sĩ hộ sinh, có muốn dùng phương pháp đẻ không đau hay không…)

3. Nếu vẫn chưa đăng ký nơi sinh con, bạn nên đăng ký sớm trong tuần này.

Tuần thứ 26

1. Đến gặp và trò chuyện cùng bác sĩ nhi khoa.

2. Nếu muốn đi du lịch nghỉ dưỡng thai kỳ, bạn nên tranh thủ, tận dụng tuần này trước khi quá muộn.

3. Xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ.

Tuần thứ 27

1. Tìm hiểu về ý nghĩa màu sắc để chọn cho phòng ngủ của bé.

3. Nếu muốn, mẹ nên tìm một người để theo hỗ trợ sinh cho mẹ.

Tuần thứ 28

1. Từ lúc này, mẹ sẽ phải đến gặp bác sĩ mỗi tháng 2 lần.

2. Cập nhật thông tin mới về chế độ thai sản.

3. Chuẩn bị phòng em bé.

4. Nếu ngón tay bị sưng phù, lúc này bạn nên tháo nhẫn và cất cho đến khi sinh xong.

6. Tùy thuộc vào loại máu của chồng, các mẹ sẽ có thể được dùng liều RhoGAM.

Tuần thứ 29

1. Bắt đầu mua sắm đồ sơ sinh lúc này là hợp lý, không nên đợi đến khi quá muộn.

3. Nếu cần phải bưng bê vật nặng, trang trí, dọn dẹp nhà cửa thì nên nhờ sự giúp đỡ của chồng hoặc người thân.

4. Kiên trì chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ để giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ trong thai kỳ.

Tuần thứ 30

1. Nên sắm dần những món đồ cần thiết khi có em bé như thau tắm, ghế nôi cho xe hơi, xe đẩy…

2. Đếm số lần thai máy để chắc rằng bé đang phát triển tốt và khỏe mạnh.

3. Bắt đầu đóng gói đồ đạc đi sinh và để ở vị trí mọi người đều biết để dễ tìm kiếm khi, tránh tình trạng “hỗn loạn” khi chuyển dạ.

4. Tìm hiểu và nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sớm.

5. Tập những bài tập nhẹ nhàng, nhất là những bài tập hỗ trợ cho việc sinh nở trở nên dễ dàng, bớt đau đớn. 

Tags:

Bài viết liên quan