Mẹ&Con – Khi thấy bé yêu sổ mũi hoặc ho có đờm , nhiều mẹ nghĩ ngay tới việc dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên việc cho bé dùng kháng sinh lúc này là điều không cần thiết, thậm chí còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm như kháng thuốc như một trường hợp được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông gần đây... Sau khi tiêm kháng sinh, bé 7 tuổi tử vong vì sốc thuốc Hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh đúng cách cho trẻ nhỏ Lạm dụng kháng sinh, nội tạng "banh ta lông"

Không dùng kháng sinh khi sổ mũi, ho ra đờm xanh

Trẻ ho đờm xanh, chảy nước mũi có cần dùng kháng sinh? 5

Sổ mũi, ho ra đờm xanh không nên dùng thuốc kháng sinh. (Ảnh minh họa)

Theo tổ chức Y tế cộng đồng Anh, khi trẻ hoặc người lớn bị sổ mũi, chảy nước mũi, ho ra đờm xanh thì không nhất thiết phải dùng đến thuốc kháng sinh, vì tình trạng viêm nhiễm sinh ra đờm xanh và nước mũi là do vi rút, không phải do nhiễm khuẩn.

Trong khi đó, có đến 40% mọi người vẫn thường nghĩ rằng uống thuốc kháng sinh sẽ đánh bay được chứng ho có đờm xanh hoặc chảy nước mũi. Đờm xanh và nhầy mũi thực chất là kết quả của một loại protein do cơ quan hô hấp sinh ra nhằm chống lại hiện tượng lây nhiễm. Tình trạng này sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần.

Nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc kháng sinh sẽ tăng nguy cơ ảnh hưởng đến hàng tỷ vi khuẩn sống tự nhiên trên cơ thể, từ đó dễ gây ra tình trạng kháng thuốc.

Hiện nay, tình trạng kháng thuốc diễn ra ngày càng phổ biến và có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Càng lạm dụng thuốc kháng sinh thì càng dễ nhờn thuốc. 

Bị cảm vẫn lạm dụng thuốc kháng sinh

Trẻ ho đờm xanh, chảy nước mũi có cần dùng kháng sinh? 6

Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc. (Ảnh minh họa)

Tâm lý chung của các bậc phụ huynh là cứ thấy con bị sốt, nghẹt mũi, ho hoặc đau họng là lập tức cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Nhưng mẹ nên nhớ rằng, trên 90% triệu chứng cảm là do các loại vi rút đường hô hấp gây nên. Trong khi đó, thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với chứng viêm do vi khuẩn, chứ  không có hiệu nghiệm đối với cảm do vi rút.

Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết như lúc bị cảm cúm sẽ khiến các vi khuẩn trong đường ruột mang gen kháng thuốc. Hậu quả là trẻ có thể bị đau bụng, táo bón, biếng ăn, tưa miệng, viêm da do nấm… Đồng thời, việc lạm dụng kháng sinh cũng dễ gây tổn thương đến hoạt động của chức năng gan. Dùng thuốc kháng sinh cũng có hai mặt của nó, vừa giết chết nhóm khuẩn gây bệnh vừa giết luôn nhiều vi khuẩn có lợi. 

Khi thấy trẻ bị cảm, thời gian đầu mẹ nên cho trẻ uống thuốc khống chế cảm và tăng cường đề kháng. Bố mẹ cần hiểu chính xác các kiến thức chăm sóc trẻ và điều trị cảm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi trẻ sốt quá cao, nên cởi bớt quần áo hoặc dùng nước ấm giúp trẻ giảm nhiệt, đồng thời bổ sung nước và dinh dưỡng cho trẻ.

Tags:

Bài viết liên quan