Mẹ&Con – Để đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt, việc bổ sung vitamin đầy đủ khi mang thai của mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Dưới đây, Mẹ&Con xin mách mẹ những loại vitamin cần và cách bổ sung phù hợp. Mẹ bầu tham khảo nhé! 3 món ăn giàu canxi, vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho mẹ bầu 5 bí quyết giúp mẹ bầu ngủ ngon 10 mẹo giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả

Tầm quan trọng của vitamin đối với mẹ bầu

me-bau

Cung cấp vitamin đầy đủ cho cơ thể là cách để mẹ đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi. (Ảnh minh họa)

Nhu cầu vitamin mỗi ngày của cơ thể chúng ta không cao. Thế nhưng, nếu thiếu hụt cơ thể bị suy giảm về chức năng, thiếu sức đề kháng bệnh tật với những biểu hiện như mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng, trầm cảm, dị ứng, mất ngủ…

Với mẹ bầu, vitamin còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Chúng không chỉ giúp phụ nữ trong thời kỳ mang thai duy trì sức khỏe, bổ sung nhu cầu dưỡng chất tăng cao, mà còn mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển của bào thai. Trong nhiều nghiên cứu, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong thời kỳ bầu bí còn là cách giúp bé tránh dị tật bẩm sinh.

Nếu thực hiện chế độ ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm là mẹ bầu đã có thể cung cấp phần nào vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của mẹ và bé. Thế nhưng, trải qua quá trình thai nghén, hầu như các mẹ bầu đều khó có thể thực hiện tốt điều này. Chính vì vậy, ngoài việc cung cấp vitamin cho cơ thể từ việc ăn uống hàng ngày, mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm các viên thuốc bổ sung.

Các loại vitamin cần thiết cho mẹ bầu

Vitamin A

Vitamin A là thành phần quan trọng để thai nhi hình thành và phát triển cơ quan nội tạng, mắt và hệ thần kinh. Thiếu vitamin A trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân rất cao. Tuy nhiên, việc bổ sung loại vitamin này không quá khó, mẹ chỉ cần tăng cường ăn các món ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa, gan hoặc thức ăn chứa beta caroten, tiền chất của vitamin A, có nguồn gốc từ thực vật như rau ngót, rau dền, đu đủ, xoài, cà rốt, cà chua, khoai lang, bí đỏ…

Nếu mẹ bầu có nhu cầu bổ sung vitamin A từ thuốc uống nên xin ý kiến của bác sĩ và chú ý uống đúng liều lượng để tránh dư thừa dẫn đến nhiều nguy hiểm cho bé. Thông thường, lượng vitamin A an toàn cho mẹ bầu là khoảng 2,565 IU mỗi ngày.

Vitamin B1 (Thiamin)

Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chuyển hóa bên trong cơ thể, nhất là chuyển hóa gluxit và gluco. Nếu thiếu vitamin B1, cơ thể không chuyển hóa được năng lượng sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi. Thêm vào đó, thiếu nguồn vitamin này còn làm cho tình trạng tê phù chân ở bà bầu trầm trọng hơn. Thế nhưng, việc bổ sung quá nhiều vitamin B1 cũng không tốt cho mẹ. Bởi chúng có thể làm cho tim đập nhanh, hạ đường huyết và đau nhức đầu. Do đó, lượng khuyến cáo cho mẹ mỗi ngày chỉ khoảng 1,5mcg là đủ.

Vitamin B2 (Riboflavin)

Vitamin B2 tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin B2 dễ mệt mỏi, ốm yếu, thiếu máu não, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai. Do đó, mỗi ngày mẹ bầu cần 1,4mg vitamin B2 để đảm bảo sức khỏe cả mẹ lẫn con. Nguồn cung cấp loại vitamin này chủ yếu là từ phủ tạng động vật, sữa, phô mai, các loại rau xanh và đậu.

Vitamin B9 (acid folic hay folate)

me-bau

Vitamin B9 giúp thai nhi phòng ngừa khuyết tật nghiêm trọng ở ống thần kinh. (Ảnh minh họa)

Vitamin B9 là chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi. Thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể khiến thai nhi bị khuyết tật nghiêm trọng ống thần kinh. Hơn nữa, nguy cơ sảy thai và thai nhi suy dinh dưỡng cũng tăng cao hơn khi cơ thể mẹ thiếu vitamin này. Đặc biệt, trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ là thời điểm mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ nhất. Bởi đây là giai đoạn ống thần kinh của thai nhi đang dần hình thành.

Theo đó, vitamin B9 cần trong giai đoạn này là khoảng 400mcg – 600mcg/ngày. Lượng vitamin B9 dư thừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, vì chúng dễ dàng bị đào thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu nhiều hơn 1.000mcg/ngày vẫn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa hoặc động kinh.

Mẹ bầu có thể ăn nhiều rau lá xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vitamin B9 cho cơ thể. Tuy nhiên, vitamin B9 trong tự nhiên hơi khó hấp thu nên được khuyến khích sử dụng từ viên vitamin tổng hợp để bổ sung trong suốt thời kỳ bầu bí.

Vitamin C

Đây là loại vitamin có vai trò to lớn trong việc tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hấp thụ chất sắt tránh thiếu máu cho mẹ bầu. Nhu cầu an toàn vitamin C đối với phụ nữ mang thai vào khoảng 55mcg/ngày. Mẹ có thể bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả tươi như cam, quýt, dâu tây, xoài, dứa, chuối, bơ, cà chua, đậu, khoai tây, súp lơ…

Vitamin D

Vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, giúp thai nhi phát triển xương hoàn chỉnh, tránh hiện tượng còi xương, yếu xương và mềm hộp sọ. Ngoài ra, vitamin D còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng loãng xương sau sinh nhờ thai nhi phát triển đủ chất.
Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 600 IU vitamin D là phù hợp. Mẹ có thể bổ sung loại vitamin này thông qua ánh nắng mặt trời hoặc một số thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, quả cam, đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng gà…

Vitamin E

Sự tồn tại của vitamin E trong cơ thể sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Bên cạnh đó, vitamin E còn là chất chống oxy hóa giúp mẹ tăng sức đề kháng và duy trì vẻ đẹp của làn da trong thời kỳ mang thai. Thông thường, vitamin E có rất nhiều trong các loại dầu thực vật, rau củ quả tươi, thịt mỡ… Do đó, việc uống viên nang bổ sung vitamin E là không cần thiết nếu mẹ đã ăn đầy đủ các loại thực phẩm trên mỗi ngày. Lượng vitamin E tiêu chuẩn đối với mẹ bầu là vào khoảng 12mg/ngày.

Tags:

Bài viết liên quan