Mẹ&Con - Thời điểm hóc môn tăng trưởng chiều cao tiết ra nhiều nhất là ở giai đoạn thứ 4 của giấc ngủ, tức khoảng từ 10 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ 30 sáng hôm sau và sản sinh đỉnh điểm lên tới mức, chiếm 20 – 40% tổng lượng hóc môn được sản sinh trong một ngày. Ngủ quá nhiều hay quá ít cũng có hại 9 mẹo vàng cho mẹ bầu giấc ngủ sâu hơn Giấc ngủ ngon giúp con mau lớn

Càng ngày, trẻ em càng đi ngủ trễ. Nếu như ngày xưa chỉ 8 rưỡi, 9 giờ bắt buộc phải tắt đèn leo lên giường thì ngày nay, tình trạng những đứa trẻ chỉ đi ngủ vào lúc qua 11 giờ đêm đã trở nên quá phổ biến. Đi ngủ trễ không chỉ gây hại cho sức khỏe, nó còn ảnh hưởng đến cả tinh thần đứa trẻ. Đi ngủ sớm có rất nhiều lợi ích, và thời điểm trước 9 giờ tối chính là “khung giờ vàng” giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh.

Tại sao đi ngủ trước 9 giờ tối lại giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và thông minh?

Phát triển chiều cao là một phần vô cùng quan trọng của đứa trẻ trong những năm đầu đời, và quá trình phát triển chỉ diễn ra khi chúng ngủ. Thời điểm hóc môn tăng trưởng chiều cao tiết ra nhiều nhất là ở giai đoạn thứ 4 của giấc ngủ, tức khoảng từ 10 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ 30 sáng hôm sau và sản sinh đỉnh điểm lên tới mức, chiếm 20 – 40% tổng lượng hóc môn được sản sinh trong một ngày.

Nếu trẻ đi ngủ trước 9 giờ, chúng sẽ có giấc ngủ sâu vào đúng vào thời gian hóc môn sinh sản chiều cao phát triển mạnh, do đó sẽ cao lớn hơn những trẻ đi ngủ trễ.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ em ngủ đủ giấc có khả năng tập trung cao hơn, học hành tốt hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Bước vào tuổi trưởng thành, khả năng mắc các bệnh như mất trí nhớ của những đứa trẻ này cũng ở mức thấp vì theo như các bác sĩ: “Chỉ có hai điều kiện có thể làm làm chậm sự tiến triển của căn bệnh này, đó là ngủ đúng giờ và chăm chỉ tập thể dục thể thao”.

Tất cả trẻ em đều cần đi ngủ trước 9 giờ tối, và đây là lí do 4

Trẻ em nên đi ngủ trước 9 giờ tối – Ảnh minh họa

Đối với người lớn, sau cả ngày làm việc mệt nhoài thì buổi tối là thời gian duy nhất có thể giúp bạn thư giãn nhưng trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thì không. Giấc ngủ rất quan trọng với chúng, vì vậy đừng để các con bị ảnh hưởng bởi thói quen không tốt từ chính cha mẹ mình. Chiều cao có tính di truyền, hãy kiểm soát giấc ngủ của bé yêu nếu muốn các thế hệ sau cao lớn, thông minh.

Phải làm gì để trẻ chịu đi ngủ sớm?

Điều này quả thực vô cùng khó khăn đối với những đứa trẻ thường xuyên đi ngủ trễ. Dưới đây là một vài gợi ý giúp mẹ dễ dàng đưa bé vào giấc ngủ hơn:

Thay đổi giờ giấc đi ngủ của cả gia đình

Điều này có nghĩa là không chỉ bắt một mình trẻ đi ngủ sớm, cả gia đình bạn cũng phải thay đổi theo giờ giấc đi ngủ này. Thử tưởng tượng mà xem, nếu trẻ đang nằm trên giường mà vẫn nghe thấy tiếng tivi, tiếng cười nói của bố mẹ, vẫn nhìn thấy ánh đèn sáng trưng… thì liệu chúng có tập trung chìm vào giấc ngủ không? Tất nhiên là không và chúng sẽ nghĩ đây vẫn là giờ được vui chơi, hò hét, xem tivi hay chạy nhảy quanh nhà.

Tạo ra một vài thói quen trước khi đi ngủ

Có một số thói quen giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, ví dụ như nghe kể chuyện chẳng hạn. Sau một vài ngày làm điều này, bé sẽ hiểu chuẩn bị nghe kể chuyện động nghĩa với việc… chuẩn bị đi ngủ.

Lưu ý ánh sáng đèn ngủ

Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng giúp bé chìm vào giấc ngủ, đó là ánh sáng trong phòng. Ánh đèn vàng mềm mại giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon hơn các loại ánh sáng khác.

Tắt các thiết bị công nghệ

Một lời khuyên nữa được đưa ra, đó là hãy tắt các thiết bị công nghệ điện tử vào ban đêm. Ánh sáng xanh từ tivi, điện thoại, máy tính… gây khó ngủ và việc phụ huynh sử dụng chúng trước khi đi ngủ sẽ hình thành tính bắt chước khó bỏ ở con cái.

Tập thể dục

Việc đạp xe nhẹ nhàng hoặc đi bộ cũng khiến não bộ được thư thái, chúng góp phần lớn vào việc cung cấp cho trẻ giấc ngủ ngon.

Duy trì thói quen đi ngủ sớm cho trẻ sẽ tạo ra một kết quả tốt trong tương lai. Những đứa trẻ này sẽ phát triển thành người lớn, khỏe mạnh và năng động!

Tags:

Bài viết liên quan