Tầm quan trọng của I-ốt với mẹ bầu và thai nhi
Bổ sung I-ốt cho bầu sao cho đúng? I-ốt khoáng chất quan trọng có nhiều trong hải sản và các loại thực phẩm khác, có tác dụng điều chỉnh nội tiết tốt, hỗ trợ chức năng của tuyến giáp. Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ I-ốt có thể dẫn đến suy giáp hoặc cường giáp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đối với phụ nữ mang thai cần một lượng I-ốt lớn hơn người bình thường. Không chỉ giúp duy trì sức khỏe cho mẹ bầu, I-ốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của não và hệ thần kinh của bé. Thiếu hụt I-ốt khi mang thai gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của bé. Nguy hiểm hơn, còn khiến mẹ bầu dễ bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Vì vậy, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ bầu nên bổ sung I-ốt hằng ngày.
Thiếu I-ốt trẻ sẽ chậm phát triển, đần độn và dễ mang tật nguyền. (Ảnh minh họa)
Nhu cầu I-ốt hàng ngày của mẹ bầu
I-ốt quan trọng, vậy bổ sung I-ốt cho bầu như thế nào là hợp lý? Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi bà bầu cần 0.25mg I-ốt trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần phải bổ sung đủ lượng I-ốt tiêu chuẩn này mỗi ngày, mà chỉ cần tuân thủ một chế độ ăn cân bằng, đa dạng với những thực phẩm giàu I-ốt.
– Phụ nữ mang thai và cho con bú: 0.22-0.27mg
– Trẻ từ 1-8 tuổi: 0.09mg
– Trẻ 13 tuổi trở lên: 0.12mg
– Trẻ vị thành niên (14-18 tuổi): 0.15mg
– Đàn ông: 0.15mg
– Phụ nữ: 0.15mg
Những thực phẩm giàu I-ốt tốt cho bầu
– Tảo bẹ: 1mg/100g
– Tảo khô: 1.8mg/100g
– Rau chân vịt: 0.164mg/100g
– Rau cần: 0.16mg/100g
– Cá biển: 0.08mg/100g
– Muối ăn: 7.6mg/100g
– Cải thảo: 0.098mg/100g
– Trứng gà: 0.097mg/100g