Mẹ&Con- Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) còn gọi là Tết giết sâu bọ, là một ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam. Trong ngày đặc biệt này, có nhiều món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt. Những thời điểm không nên uống nước dừa Ngọt béo món chè khoai môn nước cốt dừa Tết Đoan Ngọ và tục ‘giết sâu bọ’ của người Việt

Bánh ú tro

Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ 6

Bánh ú tro (Ảnh minh họa)

Bánh ú tro hay còn gọi là bánh tro, là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Vào những ngày này, mẹ sẽ dễ dàng tìm mua được vài xâu bánh tro ở ngoài chợ. Bởi theo quan niệm của người dân, nếu bạn ăn bánh tro, hoa quả hay rượu nếp vào ngày này bệnh tật trong người sẽ tan biến hết. Bánh tro to bằng nắm tay người lớn, có hình thuôn dài hoặc hình chóp như tam giác, có thể có nhân ngọt hoặc mặn tùy theo phong tục từng vùng. Bánh thường dùng để cúng hoặc làm quà biếu cho người thân trong gia đình vào ngày Tết Đoan Ngọ.

Hoa quả

Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ 7

Những loại quả không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ (Ảnh minh họa)

Trong tất cả các dịp lễ tết, trên mâm cỗ của người Việt hoa quả là vật phẩm không thể thiếu khi cúng gia tiên để tỏ lòng thành của gia chủ. Tuy nhiên, vào ngày Tết giết sâu bọ thì những loại quả mùa hè có vị chua ngọt, thơm ngon được ưu tiên hơn. Đó là vải, mận, đào, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… đặc biệt là mận và vải “bắt buộc” phải có để ngày Tết thêm phần ý nghĩa. Khi đi chợ, các mẹ nhớ lựa thật kỹ những quả tươi ngon, an toàn nhé!

Cơm rượu nếp

Cũng như bánh tro và các loại hoa quả thì cơm rượu nếp là mặt hàng được nhiều bà nội trợ tìm đến trong ngày Tết Đoan Ngọ. Để cơm rượu nếp vừa ngon vừa có mùi thơm nồng thì phải nhờ tới loại men rượu đặc biệt. Chỉ cần ngửi thấy mùi thôi là cũng khiến bạn cảm thấy lâng lâng, mê mẩn. Mỗi vùng miền đều có cách chế biến cơm rượu khác nhau, cơm rượu người miền Bắc thường rời, cơm rượu miền Trung thì ép thành từng khối, còn cơm rượu của người miền Nam được vo thành viên có hình tròn. Đa phần người miền Nam thường pha thêm đường để món cơm rượu nếp vừa có vị ngọt, cay cay, thơm nồng của nước tiết ra từ cơm sau quá trình lên men.

Thịt vịt

Có lẽ trong ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người chỉ nghĩ đến việc mua hoa quả, bánh tro hay cơm rượu nếp mà ít ai biết rằng món thịt vịt cũng được nhiều gia đình ở miền Trung rất ưa chuộng. Bởi họ quan niệm bắt đầu từ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch trở đi là lúc vịt vào mùa, những con vịt lúc này sẽ béo hơn và không còn mùi hôi. Nên vào ngày này hàng năm, có rất nhiều gia đình mua vịt về chế biến thành từng món khác nhau, đặc biệt là món tiết canh vịt và vịt om sấu.

Nước dừa

Uống nước dừa tươi là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Với vị ngọt mát, trong lành của ly nước dừa tươi, chắc chắn sẽ làm dịu nhẹ cơn nóng giữa mùa hè oi bức. Trong ngày này, có người còn nạo phần cùi dừa để ăn kèm với các loại chè như chè đậu xanh, chè hạt sen.

Chè kê

Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ 8

Chè kê (Ảnh minh họa)

Món chè kê được nấu từ hạt kê, kết hợp với vị ngọt đậm đà của mật mía và vị cay nồng của gừng. Món chè này là món đặc trưng của người dân xứ Huế trong dịp Tết Đoan Ngọ, chứa nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ khí huyết cho cơ thể.

Tags:

Bài viết liên quan