Vitamin A
Ảnh minh họa
Triệu chứng đầu tiên mà mẹ dễ phát hiện con yêu bị thiếu vitamin A là bé bị khô mắt. Bé thường sợ ánh sáng, ít nước mắt và da bị bong vảy, sần sùi. Khi bị thiếu hụt nguồn vitamin A, bé sẽ chậm phát triển về chiều cao và cân nặng, hay mệt mỏi, “lười” vận động.
Mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của con, bổ sung thực phẩm giàu mỡ, thực phẩm giàu vitamin A như trứng, gan, đu đủ, gấc, rau ngót,… Nếu bé đang trong thời kỳ ăn dặm, mẹ cần cho bé thường xuyên bú sữa mẹ, uống vitamin A định kỳ 6 tháng 1 lần.
Vitamin B1
Vitamin B1 rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất acetincholin, nếu thiếu loại vitamin này sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh. Thiếu vitamin B1, trẻ thường có các biểu hiện như nước tiểu ít, chán ăn, chậm tăng cân, táo bón hoặc tiêu chảy.
Sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc,… là những thực phẩm mẹ có thể thêm vào thực đơn hàng ngày của con. Bởi chúng chứa nhiều vitamin B1, tuy nhiên mẹ không nên nấu rau và ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao. Đồng thời, mẹ có thể cho con uống hoặc tiêm vitamin B1 theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Vitamin B6
Nếu bé nhà bạn hay khóc đêm, giấc ngủ không sâu, hay bị buồn nôn, bị chứng phong rút, bị động kinh thì có thể bé đang thiếu vitamin B6.
Các loại hoa quả, ngũ cốc chứa lượng vitamin B6 dồi dào, mẹ có thể cho con ăn như chuối, dưa hấu hoặc các loại hạt ngũ cốc nguyên chất.
Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không được nấu chung thực phẩm giàu vitamin B6 với thực phẩm chứa nhiều chất axit như cà chua. Vì lượng vitamin B6 sẽ bị hao mòn một phần không nhỏ trong quá trình đun nấu.
Vitamin B12
Ảnh minh họa
Dấu hiệu bé bị thiếu vitamin B12 là chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy, sắc mặt trắng bệch, lông tóc hơi vàng. Lúc này, cần cho bé uống vitamin B12 theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Vitamin C
Nếu bé nhà bạn thường kêu đau mỏi toàn thân, răng vàng, lợi sưng đỏ hoặc thậm chí bị sún răng thì có thể bé đang bị thiếu vitamin C. Mẹ cần cung cấp các loại thực phẩm giàu vitamin C như nước ép cam, cà chua, bưởi,…
Vitamin D
Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị thiếu hụt vitamin D qua các biểu hiện như răng mọc chậm, chậm biết đi, hay đổ mồ hôi trộm, tóc rụng hình vành khăn, khi ngủ hay bị giật mình. Thiếu hụt vitamin D gây rối loạn tới sự trao đổi canxi, phốt pho, từ đó trẻ dễ bị mắc bệnh còi xương.
Tắm nắng vào buổi sáng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bổ sung vitamin D cho trẻ. Ngoài ra, mẹ hãy thêm vào bữa ăn của bé các thực phẩm như lòng đỏ trứng, sữa, bơ, gan cá ngừ hoặc cá hồi.
Vitamin PP
Trẻ thiếu vitamin PP rất nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được bổ sung kịp thời bé có thể sẽ bị tử vong do viêm phổi, viêm thận. Khi cơ thể bé thiếu hụt vitamin PP thường bị tiêu chảy, hay bị viêm miệng và lưỡi, hay bị ảo giác, ù tai, giảm trí nhớ.
Thịt, cá, trứng, rau xanh, ngũ cốc,… là những loại thực phẩm mẹ nên ưu tiên để bổ sung nguồn vitamin PP cho con.
Vitamin K
Các trường hợp chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc là các dấu hiệu trẻ thiếu vitamin K. Lúc này mẹ cần bổ sung các thực phẩm vào bữa ăn cho bé như cải xoăn, rau chân vịt, bông cải, đậu hà lan,…