Tăng cân nhanh chóng
Phụ nữ mang thai đôi thường tăng cân nhiều hơn so với phụ nữ mang thai bình thường. Tăng cân cũng khác nhau tùy vào chiều cao, dạng cơ thể và cân nặng trước khi mang thai. Thông thường trong những tháng đầu thai kì, mẹ bầu chỉ tăng từ 1 – 2 kg, tuy nhiên nếu thấy cân nặng hơn mức phổ biến có thể bạn đã mang thai đôi. Việc tăng cân bất thường này không chỉ do trọng lượng của hai bé mà còn do khối lượng mô, chất lỏng và máu để nuôi dưỡng thai đôi.
Hầu hết phụ nữ mang thai đôi sẽ tăng từ 15 – 20 kg còn mẹ bầu mang thai bình thường chỉ tăng từ 12- 16 kg.
Mệt mỏi nhiều hơn
Đây là triệu chứng phổ biến ở những mẹ bầu mang thai đôi. Buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, kiệt sức trong 3 tháng đầu tiên có thể nghiêm trọng hơn vì cơ thể mẹ phải vất vả lao động nhiều hơn để tạo dinh dưỡng cho bào thai. Nếu các mẹ cảm thấy quá chóng mặt và mệt mỏi thì hãy cố gắng nghỉ ngơi, tránh làm việc hay vận động quá sức.
Mẹ bầu mang thai đôi thường xuyên bị mệt mỏi quá mức. (Ảnh minh họa)
Nồng độ AFP cao
Đo AFP (Alphafetoprotein) là một xét nghiệm máu được thực hiện trên các phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên. Để phát hiện các bất thường như ở thai nứt đốt sống, các khối u hay một số dị tật bẩm sinh và cũng có thể cho biết liệu thai phụ có mang thai đôi hay không. Nếu AFP ở mức cao có thể bạn đã mang thai đôi hoặc thai nhi có triệu chứng bất thường.
Ốm nghén nặng
Khoảng 50 phụ nữ mang thai phải trải qua các triệu chứng ốm nghén thường gặp là buồn nôn và nôn. Mẹ bầu mang thai đôi cũng không ngoại lệ, nhưng mang thai đôi ốm nghẹn nhiều và nặng hơn. Có tới 85% mẹ bầu mang thai đôi cho biết giai đoạn ốm nghén của họ kinh khủng hơn rất nhiều so với mẹ bầu mang thai một con.
Mang thai đôi ốm nghén vất vả hơn nhiều so với mang thai bình thường. (Ảnh minh họa)
Hóc – môn HCG tăng cao
HCG (human chorionic gonadotropin) hay kích thích tố màn đệm là một loại hóc môn có trong máu của phụ nữ mang thai hoặc nước tiểu khoảng sau 10 ngày sau khi thụ thai. Chỉ số HCG tăng nhanh và đạt mức cao nhất vào tuần thứ 10 của thai kì. Vì vậy bằng việc đo chỉ số HCG trong máu của thai phụ các bác sĩ có thể xác định một cách tương đối chính xác số lượng trứng được thụ thai theo thang đo HCG tiêu chuẩn.
Vòng bụng lớn hơn so với tuổi thai
Trong suốt tháng thai kì, các bác sĩ có thể đo chiều cao đáy tử cung tính từ đỉnh xương mu đến đầu tử cung để xác định tuổi thai nhi. Thai đôi có thể vượt qua số mức đo hơn thai đơn bình thường. Do đó dựa vào kích thước này, các bác sĩ có thể chẩn đoán mẹ bầu có mang thai đôi hay không.
Dựa vào kích thước vùng bụng, các bác sĩ có thể chuẩn đoán mẹ bầu có mang thai đôi hay không. (Ảnh minh họa)
Kết quả siêu âm
Kết quả siêu âm có thể khẳng định chính xác việc bạn có mang thai đôi hay không. Qua hình ảnh siêu âm, mẹ bầu có thể nhận ra hai túi ối nằm cạnh nhau chứng tỏ bạn mang thai đôi.