Sai lầm 1: Ăn càng nhiều các chất dinh dưỡng càng tốt
Mặc dù, thai nhi cần chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh, nhưng không phải cứ nạp nhiều dưỡng chất cho cơ thể đã là tốt. Nạp quá nhiều chất dinh dưỡng có thể sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể của mẹ bầu, tăng khả năng tích tụ quá nhiều chất béo khiến mẹ bầu dễ mắc béo phì và các bệnh liên quan đến tim mạch. Không chỉ vậy, việc thừa cân quá mức có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch và gây khó khăn trong việc sinh con.
Bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. (Ảnh minh họa)
Sai lầm 2: Ăn cho cả hai người
Đây cũng được xem là sai lầm thường thấy trong chuyện ăn uống của các mẹ bầu, tăng gấp đôi lượng thức ăn hàng ngày với mong muốn thai nhi sẽ nhận được gấp đôi dưỡng chất từ thực phẩm. Trong thực tế, cho dù bạn có tăng gấp đôi lượng thức ăn nhưng điều đó không có nghĩa là em bé trong bụng sẽ hấp thụ tất cả những dưỡng chất có trong thực phẩm bạn nạp vào cơ thể, trái lại những dưỡng chất dư thừa không được thai nhi hấp thu sẽ chuyển hóa thành chất béo và tồn tại dưới dạng mỡ thừa. Vì vậy, để tốt cho cả mẹ lẫn con, bạn nên lựa chọn một chế độ ăn uống khoa học.
Sai lầm 3: Nôn mửa dữ dội nên ăn đồ ăn nhẹ
Những tháng đầu thai kỳ, đa số các mẹ bầu thường bị nôn mửa, buồn nôn và cả chán ăn nhưng lại có sở thích ăn cay và ăn chua. Để ngăn chặn những cơn ốm nghén, một số bà mẹ còn có thói quen chỉ ăn món ăn mặn, ăn trái cây thậm chí là hạn chế ăn để khỏi nôn. Thế nhưng, trên thực tế những phương pháp này không giúp mẹ bầu bớt nghén. Mặc dù vì cay và chua của thức ăn có thể kích thích sự tiết acid trong dạ dày, nhưng nếu tiêu thụ lượng lớn và trong thời gian kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Nếu bị ốm nghén nặng đến mức không thể ăn uống bất cứ thứ gì ngoài đồ ăn nhẹ và đồ chua, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh gây hại đến sức khỏe thai nhi trong bụng.