Đu đủ xanh
Ăn đu đủ xanh có thể khiến bầu sảy thai hoặc sinh non.
Đu đủ còn xanh có nhiều mủ và một số enzyme không tốt thậm chí gây nguy hiểm cho thai nhi. Chưa hết trong đu đủ có chứa chất Papain, chất này có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy; Prostagladin và Oxytocin có trong đu đủ xanh sẽ kích thích tử cung co bóp để đẩy thai nhi ra ngoài, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Nhãn
Phụ nữ khi mang thai thường mệt mỏi, nóng trong người nếu ăn nhãn sẽ làm tăng nhiệt, gây táo bón, động thai, đau bụng dưới, ra huyết đau bụng. Điều này, không chỉ làm tổn hại sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, nặng hơn có thể sẩy thai.
Chưa hết, lượng đường trong quả nhãn cũng khá cao sẽ làm tăng isulin trong máu, không tốt cho mẹ bầu.
Vú sữa
Trong vỏ vú sữa có chứa Afacrid gây táo bón cho mẹ bầu
Vú sữa có nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu như vitamin A, B1, B2, B3. Kali, Phốt pho, là nguồn cung cấp sắt và can xi tự nhiên cho mẹ và bé. Nhưng cũng đừng vì thế mà bầu “chăm chỉ” ăn nhiều vú sữa nhé. Vì ăn vú sữa có nhiều đường gây nóng, khó chịu, mẹ bầu ăn nhiều vũ sữa sẽ bị táo bón.
Dứa (quả thơm)
(Ảnh minh họa)
Dứa (hay thơm) có chứa nhiều nước, chất dinh dưỡng, mùi thơm được dùng để nấu ăn, làm món tráng miệng và làm đẹp. Tuy nhiên, dứa không phải là thứ quá tốt cho mẹ bầu, vì trong dứa có chứa chất bromelain (đặc biệt là dứa xanh lượng Bromelain cao hơn nhiều) có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu ăn dứa nhiều dễ bị sảy thai. Hơn nữa, ăn quá nhiều dứa sẽ bị nóng trong người, nổi mẩn ngứa, táo bón…..không tốt cho sức khỏe của thai nhi.
Vải
Lượng đường trong vải cao làm mẹ dễ bị tiểu đường (Ảnh minh họa)
Trong quả vải chưa đến hơn 70% là lượng đường, việc các mẹ bầu ăn vải có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm tăng lượng đường trong máu, thừa cân ở mẹ và trẻ, thai nhi khi sinh dễ mắc các bệnh về béo phì. Quả vải tính nóng nên nếu mẹ bầu ăn nhiều, dễ bị nóng trong người dẫn đến táo bón, khó chịu.
Đào
Thịt quả đào chứa nhiều sắt, dồi dào beta-caroten – một chất chống ô-xy hóa chuyển thành vitamin A. Nhưng đào vốn tính nóng nên mẹ bầu ăn nhiều dễ bị xuất huyết bất thường, ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé. Lớp lông bám bên ngoài của quả này rất dễ gây dị ứng, đau họng cho mẹ.
Kiwi
(Ảnh minh họa)
Trong kiwi chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, vitamin C, E, magie,… tốt cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, khi mang thai, bà bầu ăn kiwi có thể gây dị ứng, gây buồn nôn, ói mửa,…