Dưới đây là công thức pha chế 19 loại nước chấm khác nhau dành cho 19 món ăn phổ biến của Việt Nam:
1. Nước chấm cho món bánh cuốn
– 300ml nước sôi để nguội
– 250g đường
– 2 muỗng canh nước mắm
– Một ít giấm gạo
– Ớt tươi băm nhỏ
Để chén nước chấm đậm chất Nam bộ, thì thay vì dùng giấm chua, bạn chỉ cần tăng lượng đường và giảm lượng nước. Ngoài ra, nếu bạn thích ăn mặn, hãy có thể thêm nửa muỗng canh nước mắm trong công thức.
Lưu ý: Trong tất cả các loại nước chấm dưới đây, khi sử dụng nước mắm bạn nên dùng nước mắm nguyên chất để giúp chén nước chấm được ngon và đậm đà hơn.
2. Nước chấm cho món chả giò (nem rán)
Chén nước chấm đạt yêu cầu phải đảm bảo độ đậm đặc. Nếu thích ăn cay hay ăn mặn bạn có thể thêm ớt và bỏ thêm ít nước mắm. Tuy nhiên, nước chấm sẽ ngon đúng điệu khi bạn tuân thủ tỷ lệ 1 nước mắm + 3 nước lọc + 2 đường.
Nước chấm chua ngọt cho món chả giò – Ảnh (Minh họa)
– 200ml nước sôi để nguội
– 2 rưỡi muỗng canh đường cát trắng
– 3 rưỡi muỗng canh nước mắm
– 3 muỗng canh giấm gạo
– 2 tép tỏi nhỏ, bóc vỏ và băm nhuyễn
– 3 trái ớt tươi, bỏ hạt và băm nhỏ
Lưu ý: Khi pha nước chấm cho món chả giò, trong bước pha chế nước mắm thì cần phải hòa tan đường với nước mắm và nước giấm thì sẽ ngon và hài hòa riêng. Riêng với tỏi, bạn hãy băm thật nhuyễn và để vào sau cùng như thế tỏi sẽ nổi lên trên mặt nước chấm trông sẽ đẹp mắt hơn.
3. Nước giấm đường cho các món chua ngọt
– 250g đường
– ½ lít giấm gạo
Cho đường và giấm gạo vào nồi nhỏ và đun hỗn hợp trên ngọn lửa vừa trong khoảng 15 phút. Đợi khi hỗn hợp giấm đường nguội thì bạn cho vào chai thủy tinh bảo quản. Khi cần chế biến các món xào chua ngọt, cá hay trứng sốt cà chua… thì chỉ cần lấy ra một ít để dụng. Với cách này, sẽ giúp bạn sẽ tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều.
4. Nước chấm cho món bún thịt nướng
Để có được một chén nước chấm ngon đúng điệu ăn kèm với món bún thịt nướng, bạn hãy pha theo tỷ lệ 1 giấm + 1 đường + ½ nước mắm + 2 nước (nước đun sôi để nguội) + 1 đến 2 muỗng cà phê nước cốt chanh + tỏi và ớt băm.
Nếu muốn ăn theo cách của người Bắc, bạn có thể bào nhuyễn hoặc cắt miếng vuông đu đủ xanh. Sau đó, chần sơ phần đu đủ xanh hoặc bóp với nước muối rồi dùng nước xả lại, vắt khô và thêm vào chén nước mắm của bạn.
5. Nước chấm cho món thịt xá xíu
– ½ chén nước mắm
– 1 muỗng canh đường
– 5 trái ớt hiểm, bỏ hạt và băm nhuyễn
– 5 tép tỏi, bóc vỏ và băm nhuyễn
Cho nước mắm và đường vào tô, khuấy đều. Khi đường tan thì mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào rồi dùng thìa khuấy đều một lần nữa.
6. Nước tương nêm cho món gỏi cuốn
Sốt tương dành cho món gỏi cuốn – Ảnh minh họa
– 1 củ hành tím phi
– 8 muỗng canh tương đen (loại dùng để ăn phở)
– 1 muỗng cà phê đậu phộng rang giã nhuyễn hoặc bơ đậu phộng
– Một chút xíu muối ăn
Bạn chỉ cần cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào bát rồi trộn đều cho đến khi nước sốt tan đều và sánh mịn là được.
7. Nước chấm đậu phộng cho món thịt bò nướng satay
Món thịt nướng satay sốt đậu phộng là món rất thịnh hành ở các nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Bên cạnh miếng thịt bò nướng thơm lừng thì chén nước mắm đậu phộng chính là điểm hấp dẫn và tao nên hương vị độc đáo cho món ăn nổi tiếng này.
– 300ml nước cốt dừa
– 8 muỗng cà phê bơ lạc
– ½ củ hành tây băm nhỏ
– 1 viên đường thốt nốt
– ½ muỗng cà phê bột
– 1 muỗng cà phê nước tương
– Một chút xíu muối
Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu bạn chỉ cần cho chúng vào nồi và đun trên lửa vừa. Khi đun bạn nhớ khuấy đều, sau đó để nguội là đã sẵn sàng thưởng thức.
8. Nước mắm tỏi ớt chua ngọt
Đây là công thức pha chế nước mắm cho ngọt có thể dùng được cho rất nhiều món từ món nướng, món xào cho đến các món chiên.
– 3 muỗng canh nước
– 3 muỗng canh đường
– 2 muỗng canh nước mắm
– 2 muỗng cà phê nước cốt chanh
– Tỏi và ớt băm nhuyễn
Khi pha chế nước mắm bạn không nên cho tỏi ớt vào cùng khi pha chế, thay vào đó khi trộn các hỗn hợp bạn mới cho tỏi ớt vào cùng và khuấy đều.
9. Nước chấm cho món bánh bột lọc
Ớt giã nát hoặc cắt khoanh, chanh vắt lấy nước cốt. Đối với nước chấm dành riêng cho món bột lọc tỷ lệ nước pha chế có phần khác so với các loại nước chấm khác. Cụ thể bạn cần:
– 2 muỗng canh nước mắm
– 2 muỗng canh đường
– 8 muỗng canh nước sôi để nguội
– ½ quả chanh vắt lấy nước
Cho tất cả nguyên liệu trên vào nôi và đun trên bếp, sau đó cho ớt giã nát vào. Nếu không thích ăn mặn bạn có thể giảm lượng mắm và thêm lượng nước cho phù hợp với khẩu vị.
10. Nước chấm cho món bánh bèo
Nước chấm bánh bèo – (Ảnh minh họa)
Một mẹo nhỏ để giúp chén nước chấm ngon hơn khi ăn là thay vì dùng nước lọc hay nước sôi để nguội, bạn nên dùng nước luộc tôm để thay thế.
Cách 1:
– 2 chén nước luộc tôm
– 1 muỗng canh nước mắm
– Một chút xíu muối
– ½ muỗng canh đường
– Nước cốt chanh
– Tỏi và ớt băm nhuyễn
Sau khi trộn đều các hỗn hợp trên lại với nhau, khuấy đều rồi cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
Cách 2:
– 1 chén nước mắm
– 2 chén đường cát trắng
– Một ít mật ong nguyên chất
Hòa nước mắm với đường và mật ong. Đun sôi nhẹ hỗn trên cho đến khi kẹo lại, để nguội và cho hủ thủy tinh để dùng dần. Khi ăn, bạn chỉ cần trộn đều 2-3 muỗng canh hỗn hợp trên với 2-3 muỗng canh nước lọc thêm chanh và ớt là có thể thưởng thức.
11. Nước chấm thịt vịt
– 4-5 muỗng canh nước mắm
– 5 muỗng canh đường
– 1-2 muỗng cà phê nước cốt chanh
– 1 muỗng canh nước lọc
– 1 muỗng canh gừng băm
– 2 muỗng cà phê tỏi băm
Đầu tiên, bạn cho đường và nước vào khuấy đều cho đường tan, thêm nước mắm rồi khuấy kỹ. Cuối cùng thì bạn cho các nguyên liệu còn lại vào và trộn đều tất cả là được.
12. Cách pha nước chấm bò bía
– 1 chén tương đen (loại dùng ăn phở)
– ½ chén tương ớt
– 1 muỗng canh đậu phông rang giã nhỏ
Cho tương ớt và tương đen vào bát rồi trộn đều lên, khi ăn chỉ cần rắc thêm đậu phộng rang lên trên cùng.
13. Cách pha nước chấm ốc
– 1 muỗng canh nước sôi để nguội
– 2 muỗng canh nước mắm
– 2 muỗng canh đường
– 1 muỗng cà phê nước cốt chanh
– ½ chén gừng giã nhuyễn
– Một ít ớt tươi và tỏi băm nhỏ
Lần lượt hòa tan nước với đường và nước mắm. Khuấy đều rồi cho gừng, ớt và tỏi băm nhỏ vào. Cuối cùng, bạn chỉ cần cho nước cốt chanh vào khuấy kỹ là có thể thưởng thức món ốc khoái khẩu rồi.
14. Nước chấm cho các món luộc
Khác với các cách chế biến khác, món luộc thường rất nhạt vì thế chén nước chấm dành cho các món ăn này cần phải có vị mặn đầm đà. Để có được chén nước chấm ngon thay vì dùng nước mắm bạn nên dùng muối rang để thay thế.
Muối tiêu chanh dành cho các món luộc – Ảnh (Minh họa)
– 2 muỗng cà phê muối rang
– 1 muỗng cà phê hạt tiêu rang
– 1 muỗng cà phê nước cốt chanh
– Ớt băm nhỏ
Bạn chỉ cần trộn đều các nguyên liệu lại là đã có một món chấm ngon cho các món luộc.
15. Nước chấm cho các món hải sản
– 1 muỗng cà phê đường
– Một chút xíu muối
– 1 muỗng canh tương ớt
– ½ muỗng cà phê nước cốt chanh
Trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau cho đến khi chén nước chấm hơi sệt là có thể thưởng thức.
16. Nước chấm cua, ghẹ
– 2 muỗng cà phê đường
– 1 chén nhỏ muối tiêu
– 1 trái tắc, vắt lấy nước
– Vỏ quất thái nhỏ
Trộn đều muối tiêu với đường, cho nước tắt và vỏ quất vào, khuấy đều là được.
17. Mắm tôm chanh ớt
– ½ chén mắm tôm
– 2 muỗng cà phê nước cốt chanh
– 2 muỗng cà phê đường
– Ớt băm nhỏ
Cho mắm tôm, đường và nước cốt chanh bào, đánh thật kỹ cho đến khi hỗn hợp có bọt. Cuối cùng bạn chỉ cần thêm ớt băm nhỏ vào và khuấy đều.
18. Nước chấm bánh gối
Pha nước chấm theo tỷ lệ 1 nước mắm + 1 đường + 1 giấm + 4 nước sôi để nguội. Trộn đều hỗn hợp trên rồi cho đu đủ xanh, cà rốt, ớt và tỏi băm nhuyễn vào khuấy đều là có thể ăn được.
Lưu ý: Đu đủ xanh, cà rốt bạn gọt vỏ, thái thành miếng, dùng dao răng cưa thái hoặc có thể bào sợi trước khi cho vào nước chấm nhé!
19. Nước mắm cơm tấm
– ½ lít nước mắm thường (15 độ đạm)
– 2,5 chén trung đường trắng
– 2,5 chén nước lọc
Hòa tất cả vào nhau, khuấy đều cho tan hết đường, để khoảng nửa ngày. Sau đó, khuấy đều rồi đem đun sôi, khi lửa sôi thì đun liu riu, tắt bếp và để nguội. Thêm ớt băm, đồ chua (thường là cà rốt và củ cải trắng thái sợi) là xong.
(Tổng hợp)