Những bệnh thường ở trẻ em do virus
– Cảm lạnh thông thường
– Cúm
– Nhiễm trùng tai
– Viêm tiểu phế quản
– Viêm amidan
– Viêm gan siêu vi
– Bệnh sởi
– Bệnh bại liệt
– Bệnh thủy đậu
– Bệnh đậu mùa
– Viêm loét
– Hội chứng hô hấp cấp tính
– Bệnh chân, tay, miệng
Các triệu chứng bệnh do virus gây ra thường gặp ở trẻ
Các bệnh do virus gây ra thường gặp ở trẻ dưới 13 tuổi, khi nhiễm virus trẻ thường có một triệu chứng chung cụ thể như sau:
– Mắt xuất hiện màu đỏ kèm chảy nước mắt
– Bị nôn mửa kèm tiêu chảy
– Người uể oải, có xu hướng luôn buồn ngủ
– Bé bị nghẹt mũi, số mũi
– Biếng ăn, ăn không ngon miệng
– Hắt xì hơi liên tục
– Sốt cao mà không thể hạ sốt được ngay cả khi dùng thuốc hỗ trợ
– Trẻ nổi ban, nốt ban có mủn mủ trắng
Cách điều trị các bệnh do virus gây ra ở trẻ em
Không giống như các bệnh do vi khuẩn gây ra có thể điều trị bằng kháng sinh. Trẻ bị các bệnh do virus phải được điều trị bằng thuốc kháng virus và chủng ngừa. Các bác sĩ khuyên trẻ bị các bệnh do virus gây ra nên chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý ở nhà sẽ tốt cho bé. Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho đặc biệt nhóm thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Để phòng bệnh do virus cho trẻ các bậc phụ huynh nên cho con em mình đi tiêm phòng đầy đủ theo quy định.
Cách chăm sóc trẻ bị các bệnh do vi rút tại nhà
Ngoài việc cho con điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi trẻ bị các bệnh do virus các bậc phụ huynh cần lưu ý:
– Cho trẻ uống thật nhiều nước và ăn thức ăn dạng lỏng. Có thể cho uống nước lọc, nước trái cây, sữa đều được hoặc dựa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Uống nhiều nước sẽ giúp bù lượng nước cơ thể bé bị hao hụt do sốt cao gây ra. Hơn nữa, còn giúp đảo thải độc tố trong cơ thể, nên rất tốt cho trẻ đang bị bệnh do virus.
– Không cho bé tham gia vào các hoạt động vui chơi mang tính vận động mạnh, phải dùng nhiều sức, vì trẻ dễ ra mồ hôi nhiều, gây mất nước đồng thời lúc này sức khỏe rất yếu nên dễ bị kiệt sức.
– Để giảm đau họng cho trẻ cứ 15 phút nên cho trẻ uống một ngụm nước. Nước sẽ giúp tăng độ ẩm ở cổ họng, làm lỏng chất nhầy giúp bé đỡ đau rát và giảm ho. Với những trẻ bị sốt cao có thể cho uống thêm nước ép cam hoặc nước trái cây pha loãng, cho ít đường nên cho muối sẽ giúp bù mất nước rất hiệu quả.
– Với những trẻ bị nghẹt mũi mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, đặt máy phun sương trong phòng ngủ để giúp làm lỏng chất nhầy, bé sẽ dễ thở hơn.
– Khi trẻ bị đau đầu hoặc mắt lờ đờ nên dùng paracetamol để giảm đau. Thông thường sốt là cách để cơ thể đối phó với virus nếu cha mẹ vì muốn con mau chóng hết bệnh mà cho con uống thuốc hạ sốt quá liều sẽ khiến bệnh càng kéo dài hơn mà thôi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt để bé uống đúng liều lượng.
Khi nào thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
– Nếu con bạn xuất hiện các triệu chứng ho kéo dài cả tuần cũng không nên quá lo lắng. Chỉ khi bé được chẩn đoán là bị hen suyễn trước đó thì mới nên đưa trẻ đi bệnh viện nếu các cơn hen suyễn trầm trọng, khiến bé gặp khó khăn khi thở, thở khò khè thì nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.
– Trẻ bị các bệnh do virus gây ra kéo dài quá 2 tuần thì cũng nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
– Thông thường các bệnh do vi rus gây ra nếu nhẹ sẽ có xu hướng tự khỏi trong 2-3 tuần. Nên chỉ cần cho còn nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý là được.
Cách phòng tránh các bệnh do virus gây ở trẻ em
– Nên chủng ngừa các bệnh như: bệnh thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh rubella cho trẻ theo đúng quy định của Bộ Y tế phù hợp với từng độ tuổi.
– Dạy con biết hắt xì hơi vào khăn tay và nên mang theo xà phòng diệt khuẩn nếu cho trẻ đi chơi xa để giúp bé rửa tay sạch sẽ.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ đảm bảo cung cấp đủ protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.
– Khi trẻ bị bệnh do virus nên cho bé nghỉ học để tránh lây bệnh cho cộng đồng.
B.N