Viêm kết mạc
Nguyên nhân gây bệnh:
Các bác sĩ cho biết viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh rất khó để xác định. Nhưng có thể nguyên nhân là do các yếu tố sau:
– Do bé bị tắc tuyến lệ hoặc nhiễm trùng nào đó về mắt dẫn đến viêm kết mạc.
– Hoặc do trẻ bị kích ứng với thuốc nhỏ mắt được dùng lúc mới sinh để phòng các bệnh lây từ đường sinh dục từ mẹ sang con.
– Do mẹ mang vi khuẩn gây viêm kết mạc và vô tình lây sang con.
– Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm nếu lây từ đường tình dục như nếu người mẹ bệnh lậu, chlamdia phải được can thiệp sớm.
Triệu chứng bệnh:
Viêm kết mạc được chia thành 5 dạng khác nhau mỗi loại có những triệu chứng bệnh cũng không giống nhau cụ thể:
Viêm kết mạc do Chlamydia gây ra: Bệnh này lây từ mẹ sang con trong lúc sinh. Bệnh gồm các triệu chứng đi kèm như đỏ mắt, sưng ở phần mí mắt, ở mắt bé có nhiều gỉ mắt hoặc mủ xuất hiện vào khoảng từ tuần thứ 5-12 sau sinh.
Viêm kết mạc do lậu: Nếu người mẹ bị bệnh lậu lúc sinh đi qua ngã âm đạo trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn này vào mắt. Viêm kết mạc do vi khuẩn lậu gây ra gồm các triệu chứng như mắt đỏ, xuất hiện nhiều gỉ mắt có mủ đóng dày, mí mắt bị sưng, xuất hiện vào ngày thứ 2 -4 sau sinh.
Viêm kết mạc hóa: Một số trẻ sau sinh được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt để trị một số bệnh nhiễm khuẩn nếu chẳng may cơ địa của bé không hợp với thuốc có thể bị kích ứng các triệu chứng đi kèm như mắt đỏ nhẹ, mí mắt sưng xuất hiện sau từ 24-36 giờ sau sinh.
Viêm kết mạc do các vi khuẩn khác: Một trong những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh là viêm kết mạc do vi khuẩn như khuẩn gram (+) thường gặp bao gồm Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus viridans và Staphylococcus epidermidis…. Thông thường các vi khuẩn này chiếm từ 30-50% là nguyên nhân gây các bệnh về viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
Viêm kết mạc do vi rus herpes: Virus này cũng được truyền từ mẹ sang con qua đường sinh dục trong quá trính sinh nở.
Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc:
Khi bé xuất hiện một trong những triệu chứng nêu trên cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên khoa mắt để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Thông thường với những trẻ bị viêm kết mạc các bác sĩ sẽ chỉ định dùng các phương pháp điều trị như sau:
– Dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Thuốc này sẽ do bác sĩ kê đơn và phải dùng trong một thời gian dài cho đến khi hết bệnh.
– Mát xa nhẹ nhàng bằng nước ấm: Dùng khăn vải mềm thấm nước ấm rồi lau nhẹ nhàng xung quanh vùng mắt và mũi bé. Cách này sẽ giúp mở ống dẫn nước mắt bị tắc. Mỗi ngày mẹ mát xa cho bé từ 2-3 lần sẽ giúp bé thông tắc tuyến lệ và làm lỏng mủ giúp gỉ nhanh ra ngoài sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.
Rửa mặt cho bé bằng nước muối pha loãng: Dùng nước nóng và pha một ít muối sau đó dùng khăn sữa chấm vào nước, vắt khô rồi chấm lên mí mắt của bé, mỗi ngày làm từ 2-3 lần. Muối có tính sát khuẩn cao nên cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng về viêm kết mạc cho bé nhanh hơn.
Mắt lác ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây bệnh:
Mắt lác là hiện tượng hai đồng tử mắt bị xô lệch ra khỏi vị trí định vị và trục nhãn cầu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị lác mắt nhưng vẫn là do các yếu tố sau:
– Do mất cân bằng giữa 2 mắt: Thông thường đôi mắt bé hoạt động bình thường là nhờ vào các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Tuy nhiên vì một lý do nào đó khiến các dây thần kinh và cơ chéo không hoạt động đúng dẫn đến trẻ bị lác mắt.
– Do bé bị các tật về mắt: Nếu bé bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị cũng có thể dẫn đến bị lác mắt.
– Do các cơ ở vùng nhãn cầu của bé gặp trục trặc.
– Những trẻ bị tổn thương dây thần kinh hoặc tổn thương não cũng dễ bị lác mắt.
– Do yếu tố di truyền
– Ngoài ra một số bé từng bị nhiễm khuẩn, chấn thương, đục thủy tinh thể, sụp mí… cũng là nguyên nhân gây lác mắt.
Cách chăm sóc và điều trị:
– Khi trẻ có dấu hiệu bị lác mắt nên nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ. Nếu điều trị sớm tỷ lệ thành công sẽ cao hơn, trong đó điều trị trước 3 tuổi tỷ lệ thành công là 92%, còn từ 6-8 tuổi tỷ lệ thành công giảm còn 62%. Nếu bệnh không điều trị sớm để lâu dễ thành tật.
– Bác sĩ sẽ dùng băng, băng kín một bên mắt không bị tật để luyện cho bé hướng nhìn cho mắt còn lại. Hoặc bé sẽ được chỉ định đeo kính đặc biệt để điều chỉnh hướng. Sau đó tiến hành phẫu thuật nhỏ để điều trị. Nhưng phương pháp bịt mắt chỉ được bác sĩ chỉ định và thực hiện. Các bậc phụ huynh không nên tùy tiện áp dụng hoặc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà sẽ rất nguy hiểm.
– Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định cách điều trị bằng các trò chơi xếp hình, xâu hạt để giúp bé điều chỉnh sự phối hợp giữa hai mắt.
Mắt mờ
Nguyên nhân gây bệnh:
Mắt mờ cũng là một trong những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do tăng nhãn áp, khi các áp lực trong mắt tăng cao khiến các dây thàn kinh thị giác bị tổn thương. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bé sau này.
Triệu chứng bệnh:
Tiễn sĩ Sherya Prabhu trợ lý giáo sư Nhãn khoa lâm sàng Đại học Y Icahn tại Mount Sinai, New York khi trẻ xuất hiện các triệu chứng dưới đây nên nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ:
– Mắt trẻ sợ tiếp xúc với ánh sáng, mắt bị lớp mờ bao phủ và thường đẫm lệ.
– Ở một số trẻ có triệu chứng giác mạc mở rộng, hoặc mắt to bất thường.
– Riêng trẻ ở vị thành niên khi bị bệnh mờ mắt ít xuất hiện các triệu chứng cụ thể. Vậy nên phải thường xuyên đưa bé đi khám mắt theo định kỳ để các bác sĩ phát hiện và can thiệp sớm.
Cách chăm sóc và điều trị:
– Dùng thuốc nhỏ mắt: Đối với trường hợp trẻ bị tăng nhãn áp bẩm sinh phải được điều trị bằng phẫu thuật. Còn riêng với trường hợp tăng nhãn áp do các yếu tố khác các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt và uống thuốc theo kê toa.
– Hoặc tùy vào mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ cũng có thể cho trẻ đeo kính với những trẻ lớn hoặc áp dụng các biện pháp điều trị khác.
Tắc lệ đạo
Nguyên nhân gây bệnh:
Tắc lệ đạo hay còn gọi tắc tuyến lệ là do tuyến lệ bị tắc nghẽn khiến nước mắt của bé không thể thoát ra ngoài nên dẫn đến hiện tượng mắt bé bị ngập nước. Bệnh thường chỉ có biểu hiện rõ ràng khi trẻ được 1 thàng tuổi. Nguyên nhân là do ống dẫn nước không được mở hoàn toàn nên dẫn đến tình triệu chứng này.
Cách chăm sóc và điều trị:
Nếu trẻ xuất hiện triệu chứng mắt thường đẫm nước mắt kéo dài nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cụ thể như sau:
– Rửa mắt cho bé: Dùng khăn bông mềm thấm nước ấm rồi nhẹ nhàng lau mắt cho bé đặc biệt là phần gỉ vàng dính trên mắt. Và mỗi ngày nên rửa mắt cho bé nhiều lần để giúp mắt khỏe mạnh. Nhưng lưu ý phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm tổn thương niêm mạc mắt bé gây viêm nhiễm về mắt. Khi xuất hiện các triệu chứng như: mắt bị đỏ hoặc sưng, hoặc vàng thì có thể trẻ bị nhiễm trùng. Lúc này nên đưa bé đi gặp bác sĩ.
Mát xa tuyến lệ: Dùng ngón tay sau khi đã khử trừng để mát xa nhẹ nhàng góc mắt. Bắt đầu từ góc của mí mắt di chuyển về phía mũi của bé. Cách này sẽ kích thích ống ống lệ đạo mở ra, giúp mắt bé thoát được nước, bệnh sẽ được cải thiện. Để an toàn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Điều trị bằng thuốc nhỏ mắt: Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để thông lệ đạo cho bé. Vậy nên hãy đưa bé đi gặp bác sĩ nếu bệnh kéo dài và không được cải thiện sau khi áp dụng những cách trên.
Ngoài những bệnh phổ biến về mắt thường gặp ở tre sơ sinh nêu trên nếu cha mẹ phát hiện con mình có các triệu chứng này thì nên nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ.
– Mí mắt đỏ: Là dấu hiệu nhiễm trùng mắt
– Đồng tử mắt màu trắng: Ở trong con ngươi mắt bé xuất hiện những đốm trăng là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư.
T.H (Tổng hợp)