Mẹ&Con - Đau mắt đỏ ở trẻ em có nguy hiểm không? Dưới đây Mẹ&Con xin giới thiệu đến độc giả mọi thứ cần biết về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ, bao gồm các triệu chứng và cách xử lý thích hợp nhất. Những điều "không thể không biết" về bệnh đau mắt đỏ Mẹo trị đau mắt đỏ cho con khi dịch đau mắt đỏ năm nay vào mùa sớm Giải đáp những thắc mắc về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Đau mắt đỏ có 3 loại khác nhau: Do virus, vi khuẩn và do dị ứng.

Làm thế nào để phân biệt khi bé mắc một trong ba loại đau mắt đỏ trên?

Do virus: Đây là loại đau mắt đỏ phổ biến nhất. Biểu hiện ban đầu là một trong hai mắt có thể có màu đỏ cũng như ngứa ngáy, chảy nước mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi bị cảm lạnh là thời điểm mà trẻ em dễ mắc bệnh đau mắt đỏ nhất.

Do vi khuẩn: Chỉ có một con mắt của bé bị đỏ, đi kèm với đó là ghèn mắt dày, có màu vàng hoặc xanh bết dính ở góc mắt. Trường hợp nặng hơn, có những bé do ghèn mắt dính nhiều rất khó mở mắt thức dậy vào mỗi buổi sáng.

Do dị ứng: Thông thường, đau mắt đỏ do dị ứng gây ra theo mùa và sẽ ảnh hưởng đến cả hai mắt. Các triệu chứng đi kèm cũng là các triệu chứng dị ứng theo mùa điển hình, chẳng hạn như: Nghẹt mũi, sổ mũi…

Tiếp theo nên làm gì?

Đau mắt đỏ do virus: Đau mắt đỏ do virus thường có thể được điều trị tại nhà. Giống như bệnh cảm lạnh thông thường, chúng ta không có cách nào giải quyết dứt điểm căn bệnh này nên cách tốt nhất là hãy cứ để cho nó… gây bệnh một vài ngày hoặc một, hai tuần. Một chiếc khăn ấm chườm lên mắt có thể xoa dịu cơn khó chịu, đau cộm cho bé trong thời kỳ nhiễm bệnh. Không nên dùng thuốc nhỏ mắt trong trường hợp bé bị đau mắt đỏ do virus. Ba mẹ cần theo dõi bé trong thời gian này và nên đưa con đi khám nếu thấy bé có những biểu hiện nguy hiểm hơn như ngèn mắt ngày càng dày đặc, bết dính, đau mắt hoặc gặp phải các vấn đề về tầm nhìn.

Tất tần tật những điều ba mẹ cần biết để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em 5

Ngèn mắt dày đặc, bết dính rất nguy hiểm – Ảnh minh họa

Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Đau mắt đỏ do vi khuẩn đòi hỏi cần thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Đối với vấn đề phức tạp này, bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và giải quyết cũng như nhận được những toa thuốc thích hợp nhất.

Đau mắt đỏ do dị ứng: Đau mắt đỏ do dị ứng có thể được thuyên giảm với thuốc dị ứng theo mùa hoặc thuốc kháng histamine. Trò chuyện với bác sĩ nếu đây là lần đầu tiên bé trải qua dị ứng để xem loại thuốc nào sẽ là thuốc thích hợp nhất.

Tôi không muốn đưa bé tới bác sĩ, phải làm thế nào?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc nhỏ mắt khác nhau dành cho mọi bệnh nhân bị đau mắt đỏ, từ người già đến trẻ em… Thế nhưng đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”. Để “chắc ăn”, hãy đưa bé tới các bác sĩ chuyên khoa mắt để có cách chữa trị phù hợp nhất nhé!

Đau mắt đỏ có phải là “mở màn” cho những căn bệnh nguy hiểm khác không?

Trong một số trường hợp, đau mắt đỏ có thể là dấu hiệu cho thấy những căn bệnh kế tiếp tồi tệ hơn, ví dụ như viêm mô tế bào quanh mắt chẳng hạn. Viêm mô tế bào quanh mắt là bệnh nhiễm trùng mô mềm xung quanh mắt, trong trường hợp hiếm hoi nó có thể tiến triển thành viêm mô tế bào quỹ đạo, gây sưng phồng, đau đớn và mất đi thị lực. Ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến vùng mí mắt của con, nếu chúng sưng nhanh và nhiều cần bé đưa tới bác sĩ khám và điều trị.

Tất tần tật những điều ba mẹ cần biết để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em 6

Vùng mí mắt của bé bị sưng phù – Ảnh minh họa

Đau mắt đỏ có dễ lây không?

Cả hai loại đau mắt đỏ do virus và do vi khuẩn rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với bàn tay hoặc các đối tượng đã chạm vào mắt bị nhiễm bệnh. Đau mắt đỏ do virus cũng có thể lây lan qua ho và hắt hơi. Nếu bé bị đau mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn, hãy hạn chế lây lan bằng cách không tái sử dụng những đồ vật đã chạm vào mắt bé như kính mắt, khăn lau ngèn… Trẻ em bị đau mắt đỏ do virus và do vi khuẩn cũng nên được giữ ở nhà từ 24 – 48 giờ đâu tiên, tránh cho đến trường học hay các nơi công cộng đề phòng lây lan. Đau mắt đỏ do dị ứng không lây nhiễm, trẻ em bị đau mắt đỏ do dị ứng vẫn có thể đi học bình thường.

 Theo Todaysparent

Tags:

Bài viết liên quan