Mẹ&Con - Một số trẻ dễ bị dị ứng bởi các thành phần trong miếng dán. Menthol (bạc hà) có tính kích ứng mạnh, đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh... Những cách hạ sốt nhanh cho bé trong vòng 5 phút 13 mẹo hạ sốt an toàn cho bé theo kinh nghiệm dân gian Bé uống thuốc hạ sốt quá liều có hại gì không?

Hầu hết các miếng dán hạ sốt có mặt trên thị trường có thành phần là hydrogel. Đây là các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước, nhưng chúng hút một lượng nước khá lớn, hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài. Một số có thêm tinh dầu (menthol…) khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt.

Nên dùng trong trường hợp nào?

– Khi đi du lịch, ở xa trạm y tế và bệnh viện

– Trẻ sốt dưới 38,50C

– Không phải sốt do bệnh viêm đường hô hấp

Miếng dán hạ sốt có an toàn không?

– Trẻ em thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Vì thế, trên 37ºC không phải lúc nào cũng là bé bị sốt. Mặt khác, thông thường từ 37,1 độ C – 38,4 độ C là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch.

– Trường hợp trẻ sốt trên 38,50C thì phải dùng đến thuốc.

Miếng dán hạ sốt có tốt như mẹ nghĩ? 4

– Miếng dán hạ sốt không phải là thuốc nhưng không phải là không có tác dụng phụ.

– Một số trẻ dễ bị dị ứng bởi các thành phần trong miếng dán. Menthol (bạc hà) có tính kích ứng mạnh, đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh.

– Miếng dán hạ sốt không có chứa paracetamol và chỉ dùng dán ngoài da nên khả năng hạ sốt là rất hạn chế.

– Nếu bé có phát ban ở da thì không được dùng miếng dán hạ sốt. Không nên dùng quá 1.000 mg/ngày (4 gói 250mg) với trẻ em.

– Một số trẻ sốt do bệnh đường hô hấp thì chườm miếng dán lạnh hạ sốt sẽ phản tác dụng.

Giúp bé hạ sốt không cần miếng dán

– Cho trẻ mặt quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ và cho trẻ uống nhiều nước để bù khoáng, chất điện giải…

– Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.

– Lau mát cho trẻ bằng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 20C so với thân nhiệt trẻ.

– Không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau trẻ.

– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

– Đối với trẻ từ tuổi ăn dặm trở đi, mẹ có thể bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng nhiều dạng thức ăn mềm, loãng vì khi bé sốt, các chất này bị bài tiết theo phân nên cần được nạp vào ngay.

Theo tư vấn của Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1)

Tags:

Bài viết liên quan