Mẹ&Con - Một tên bệnh khá lạ lẫm với mẹ, tuy nhiên độ phổ biến của lõm lồng ngực bẩm sinh thì không hề ít. Bất thường bẩm sinh của thành ngực ở trẻ em gồm 2 nhóm chính là lõm ngực và lồi ngực. Trong đó, nhóm lõm ngực chiếm đến 90% bất thường bẩm sinh của thành ngực, chiếm tỉ lệ 1/400 trẻ Châu Á chào đời. Trẻ phân biệt giàu nghèo – một “nhân cách” lệch Trẻ bị nhiễm giun và cách phòng ngừa Trẻ bị táo bón, mẹ nên làm gì?

Bệnh lõm lồng ngực là gì?

Bệnh lõm lồng ngực là một loại bệnh gây biến dạng lồng ngực bẩm sinh. Quan sát bằng mắt thường, mẹ cũng có thể nhận ra lồng ngực của trẻ bị lõm vào trong. Xương ức bị ảnh hưởng nhiều nhất, không còn ở vị trí bình thường mà một phần thường là phía dưới mũi ức bị lõm vào. Trẻ có thể bị lõm đối xứng hoặc lõm không đối xứng (phần lõm lệch về bên ngực trái hoặc ngực phải).

Lõm lồng ngực bẩm sinh ở trẻ có đáng lo? 5

Câu hỏi đầu tiên bà mẹ nào cũng sẽ đặt ra trong trường hợp con mắc bệnh là: Tại sao con tôi lại bị như thế? Thực tế, cho đến này, mặc dù chưa có bằng chứng về gen liên quan tới bệnh nhưng yếu tố  di truyền vẫn được ghi nhận ở bệnh này. Khoảng 35% trẻ sinh ra bị lõm lồng ngực có người thân trong gia đình cùng bị bệnh. Theo các nghiên cứu của Mỹ, tỉ lệ dị tật này chiếm từ  1/400 trẻ  sinh sống (cứ 400 trẻ thì có 1 trẻ bị), bé trai có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn bé gái, với tỷ lệ 3:1

Bệnh khởi phát và diễn tiến thế nào?

Có những bé ngay sau khi chào đời, bác sĩ và người nhà đã có thể xác định trẻ bị lõm lồng ngực. Cũng có những trường hợp khác, hiếm hơn, ban đầu ít thấy lõm hoặc không thấy lõm, nhưng khi trẻ lớn dần, đặc biệt đến giai đoạn tuổi dậy thì, thì phát hiện mức độ lõm càng lúc càng nhiều.

Rất tiếc là lõm lồng ngực không thể tự khỏi. Ở một số ít trẻ, mức độ lõm có thể giữ nguyên sau khi sinh đến lúc trưởng thành, không thấy tăng nặng. Tuy nhiên, đa số trường hợp bệnh sẽ nặng dần, theo “trình tự” là không thay đổi lắm trong giai đoạn sau sinh đến khi bé vào tuổi dậy thì, nhưng sẽ bắt đầu nặng rất nhanh trong giai đoạn dậy thì.

Nếu không được điều trị, bệnh gây nguy hiểm gì cho trẻ?

Lõm ngực nếu không điều trị tùy theo mức độ sẽ gây các vấn đề về đau do biến dạng xương,  căng cơ hoặc chèn ép tim phổi ảnh hưởng đến hoạt động thể lực của bé. Một vấn đề khác khó trực tiếp “nhận dạng” hơn nhưng vẫn để lại ảnh hưởng lớn là việc tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng nhiều khi nhận ra hình thức bất thường của mình. Nhiều trẻ vì điều này mà thiếu tự tin, chậm phát triển so với bạn bè.

Lõm lồng ngực nên điều trị như thế nào?

Những bệnh nhân bị lõm ngực như trên thường được phẫu thuật đặt thanh nâng ngực để nắn xương phát triển theo hướng mới. Cho đến khi xương phát triển cứng, chắc thì trở lại bệnh viện để mổ lấy thanh nâng ngực ra. Khoảng thời gian chờ thường kéo dài khoảng từ 2 đến 3 năm tùy tình trạng phát triển của xương.

Từ tháng 9/2007 đến năm 2014, riêng Khoa Ngoại Lồng ngực – Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công hơn 1.000 trường hợp điều trị bệnh lõm ngực và dị dạng thành ngực. Sau khi mổ một tháng, bệnh nhân sẽ hoạt động bình thường nhưng chưa tập thể thao và hoạt động nặng. Sau hai năm, khi lồng ngực ổn định, khung kim loại sẽ được lấy ra ngoài.

Lõm lồng ngực bẩm sinh ở trẻ có đáng lo? 6

Tất nhiên, như bất kỳ phẫu thuật nào khác, việc phẫu thuật điều trị lõm lồng ngực cũng có thể gặp phải một số biến chứng. Biến chứng sớm (xảy ra trong tháng đầu tiên) có thể là: Tràn khí màng phổi (6.9%), tụ dịch vết mổ (3.3%), di lệch thanh kim loại (2.4%), thủng tim. Biến chứng muộn có thể là: Viêm màng ngoài tim và tràn dịch màng ngoài tim (1.5%), di lệch thanh kim loại (1.2%), tràn máu màng phổi (0.9%).

Chỉ định phẫu thuật dựa vào triệu chứng trẻ mệt khi vận động gắng sức, dấu hiệu đẩy lệch tim và yêu cầu về thẩm mỹ cho trẻ.

Tags:

Bài viết liên quan