Nguyên nhân bầu bị bệnh trĩ
Khi mang thai tĩnh mạch ở chân và vùng âm hộ thường giãn, đặc biệt khi em bé càng lớn sẽ tạo áp lực lên cac tĩnh mạch ở vùng đáy chậu và tĩnh mạnh chủ dưới ở bên phải của cơ thể nơi tiếp nhận máu từ chi dưới lên. Điều này sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, làm chậm máu lưu thông tới vùng bên dưới hâu môn và đáy chậu làm cho vùng này bị sưng lên.
Ngoài ra, táo bón kéo dài cũng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở mẹ bầu. Việc phân ứ đọng lâu ngày sẽ khiến bầu gặp khó khăn trong việc đi tiêu, dẫn đến trĩ.
Bên cạnh đó, sự gia tăng hóc môn progesterone cũng tạo sức ép lên các tĩnh mạch khiến chúng bị sưng lên. Đây cũng là nguyên nhân khiến bầu thường bị táo bón dẫn đến trĩ.
Cách đối phó với bệnh trĩ khi mang thai
Để phòng tránh và đối phó với bệnh trĩ khi mang thai bầu nên áp dụng những cách sau:
Tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Nguyên nhân mẹ bầu thường bị táo bón là do ít vận động và chế độ ăn thiếu hụt chất xơ. Để cải thiện tình trạng này, bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhóm thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, họ nhà đậu và các loại rau lá màu xanh đậm, uống nhiều nước và thường xuyên vận động sẽ giúp phòng tránh được táo bón hiệu quả, từ đó ngăn ngừa được bệnh trĩ.
Tập bài Kegel mỗi ngày
Những bài tập kegel cho vùng đáy chậu sẽ giúp tăng cường máu lưu thông tới vùng trực tràng, tăng sức sức khỏe và sức dẻo dai cho vùng xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ bị bệnh trĩ. Hơn nữa các bài tập kegel cũng giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng âm đạo, tăng sức dẻo dai cho các cơ xung quanh âm đạo, giúp cho việc phục hồi sau sinh nhanh hơn.
Không nên ngồi một chỗ quá lâu
Nếu đặc thù công việc của bạn phải ngồi quá lâu, thì cứ 30 phút đứng nên dậy đi lại để giúp máu huyết lưu thông. Việc ngồi qua lâu một chỗ sẽ làm khí huyết ứ trệ, dễ bị táo bón và trĩ. Ngoài ra, bầu cũng không nên nằm ở một tư thế quá lâu, hạn chế năm ngửa tốt nhất nên năm nghiêng về một bên đặc biệt là nghiêng về bên trái sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Chườm lạnh
Để giảm đau và giảm sự khó chịu bầu có thể dùng một túi nước đá chườm nhiều lần trong ngày vào phần trĩ. Cách này, sẽ giúp làm dịu phần bị trĩ cũng có tác dụng giúp nhanh hết trĩ hiệu quả.
Ngâm mình trong bồn nước ấm
Để cải thiện tình trạng trĩ, mỗi ngày bầu nên ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng từ 10-15 phút. Nếu không có bồn tắm, bầu có thể cho nước ấm vào chậu sau đó ngồi vào chậu thời gian cũng tương tự như trên.
Tránh sử dụng giấy vệ sinh có mùi hương
Sau mỗi lần đi tiêu, bầu có thể dùng nước ấm để làm vệ sinh tránh dùng giấy vệ sinh có mùi hương vì có thể gây kích ứng. Tốt nhất nên chọn giấy mềm mại, để sử dụng sẽ an toàn hơn.
Nếu bệnh trĩ kéo dài hoặc bị chảy máu thì nên đến bệnh viện để các bác sĩ can thiệp sớm.
Theo babycenter