Mẹ&Con – Khoảng 15-20% thai phụ hiện nay có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Điều này có thể dẫn đến những rắc rối không nhỏ cho chính sức khỏe của các thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, việc giảm cân trong thai kỳ lại không phải là một giải pháp an toàn. Ăn sao để đạt cân nặng chuẩn? Những thay đổi ở bầu ngực khi mang thai 1001 chuyện về nhau thai

Trước khi có ý định mang thai, bạn có thể sử dụng các chỉ số về cân nặng và chiều cao của bản thân để tính trọng lượng thừa của mình. Tuy nhiên, một khi bạn đã có em bé, cách tính này có thể không chính xác.

Nếu bạn đang thừa cân, tốt nhất nên giảm cân trước khi mang thai. Điều này không chỉ giúp bạn tăng cơ hội thụ thai mà còn đảm bảo một thai kỳ thành công về sau.

Nếu chưa kịp giảm cân nhưng đã có thai, bạn cũng không nên quá lo lắng. Bởi trên thực tế, hầu hết thai phụ thừa cân vẫn có được một thai kỳ thành công và sinh con khỏe mạnh. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan vì thừa cân sẽ làm tăng các biến chứng nguy hiểm cho cả bạn lẫn thai nhi.

Trong thai kỳ

Có nên giảm cân trong thai kỳ? 5Không nên giảm cân trong thai kỳ dù bạn thực sự đang bị thừa cân vì điều này không an toàn

Các chuyên gia khuyên bạn không nên giảm cân trong thai kỳ dù bạn thực sự đang bị thừa cân vì điều này không an toàn. Bên cạnh đó, cho đến nay cũng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy giảm cân trong thai kỳ sẽ giúp bạn làm giảm bớt các nguy cơ biến chứng có liên quan đến cân nặng.

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và bé chính là duy trì khám thai đều đặn theo lịch hẹn. Các bác sĩ và các chuyên gia y tế khác có thể thông qua những buổi khám thai này để theo dõi sát tình trạng phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe hiện tại của bạn. Họ chính là những người quản lý các rủi ro mà bạn có thể phải đối mặt vì cân nặng dư thừa. Nhờ đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, họ vẫn có thể giúp bạn ngăn chặn, đối phó và xử lý kịp thời.

Cũng trong thời gian khám thai định kỳ, chắc chắn bạn sẽ được các chuyên gia y tế tư vấn riêng cho bạn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và chế độ tập luyện phù hợp mỗi ngày.

Ăn uống và tập thể dục

Khi nói đến một chế độ ăn uống lành mạnh nghĩa là đã bao gồm những thực phẩm tốt cho sức khỏe, cách ăn, số lượng ăn và cả các nhóm thực phẩm cần tránh.

Nếu áp dụng một chế độ tập luyện thường xuyên trong thai kỳ, bạn nên chọn cho mình những bộ môn thể thao vừa sức như đi bộ, aerobic hoặc bơi lội. Nếu bạn đã không vận động nhiều trước khi có mang, nên tham khảo thêm ý kiến của các ​​bác sĩ để có một chế độ luyện tập phù hợp hơn.

Trong thời gian mang thai, bạn không nên tập thể dục liên tục quá 15 phút một lần. Tốt nhất, khi mới bắt đầu, bạn nên duy trì các buổi tập đều đặn 3 lần một tuần. Một khi đã quen nhịp vận động thường xuyên, bạn có thể tăng dần lên 30 phút mỗi ngày.

Lưu ý: Bạn chỉ nên tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe chứ không cố gắng luyện tập quá sức. nếu cảm thấy khó thở sau mỗi lần tập, bạn nên dừng và hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.

Chăm sóc thai phụ thừa cân

Nếu bạn vẫn chưa kịp giảm cân trước khi mang thai, bạn nên làm các xét nghiệm để biết mình có bị bệnh tiểu đường hay không.

Khi đến giai đoạn chuyển dạ, bạn sẽ cần đến nhiều thủ thuật y tế như gây tê màng cứng hoặc tiêm thuốc giảm đau để sinh nở dễ dàng và an toàn hơn vì đa phần các thai phụ thừa cân đều sinh khó. Thông thường, nếu mẹ thừa cân, thai nhi cũng sẽ lớn hơn trọng lượng tiêu chuẩn nên phần lớn đều cần phải sinh mổ.

Nguy cơ biến chứng khi thừa cân trong thai kỳ

Có nên giảm cân trong thai kỳ? 6Thừa cân là nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng cho thai phụ và trẻ sơ sinh

Thừa cân là nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng cho thai phụ và trẻ sơ sinh. Trong số đó có liên quan đến:

– Sẩy thai: Nếu như nguy cơ sẩy thai đối với các thai phụ mang thai dưới 12 tuần là 20% thì con số này sẽ tăng lên đến 25% khi bạn có chỉ số BMI trên 30.

– Tiểu đường thai kỳ: Nếu BMI của bạn ở mức 30 hoặc cao hơn, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn gấp ba lần so với những thai phụ có chỉ số BMI dưới 30.

– Cao huyết áp và tiền sản giật: Nếu bạn có chỉ số BMI từ 35 trở lên vào giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật gấp hai lần so với những thai phụ có chỉ số BMI dưới 25.

– Cục máu đông: Tất cả các thai phụ đều có nguy cơ bị cục máu đông cao hơn so với những phụ nữ khác và nếu chỉ số BMI của bạn là 30 hoặc cao hơn thì nguy cơ này sẽ càng cao hơn.

–  Đầu của bé bị “mắc kẹt” trong lúc chuyển dạ (ca sinh khó)

– Chảy máu nhiều hơn sau khi sinh

– Con có cân nặng trên 4kg: Trong 100 phụ nữ có chỉ số BMI từ 20 đến 30 thì có 7 người sẽ có con to vượt chuẩn. Nếu chỉ số BMI của bạn cao hơn 30, nguy cơ thai to vượt tuổi sẽ tăng gấp đôi (14 trong số 100).

– Nhiều khả năng bạn sẽ phải sinh mổ hoặc sinh mổ khẩn cấp

Ngoài ra, cân nặng vượt mức của bạn trong thai kỳ cũng là một mối nguy đối với em bé của bạn. Các nguy cơ đó bao gồm: Sinh non (trước 37 tuần);  thai chết lưu; thai nhi mắc các khuyết tật về ống thần kinh như tật nứt đốt sống (nếu chỉ số BMI của mẹ cao hơn 40, nguy cơ sinh con dị tật nứt đốt sống cao gấp 3 lần bình thường). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không riêng gì những thai phụ thừa cân mà bất cứ thai phụ nào cũng có nguy sơ sinh con dị tật ống thần kinh.

Sau cùng, cần nhắc lại rằng mặc dù tỷ lệ các biến chứng nguy hiểm có tăng cao khi bạn có chỉ số BMI ở mức 30 hoặc hơn nhưng hầu hết thai phụ thừa cân đều có một thai kỳ thành công và sinh con khỏe mạnh.

 

Tags:

Bài viết liên quan