Mẹ&Con - Thông thường, mồ hôi sinh lý để làm mát cơ thể, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mồ hôi bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Vậy làm thế nào để phân biệt mồ hôi sinh lý và bệnh lý? Chuyện mồ hôi ở trẻ nhỏ hóa ra cũng nhiều điều 'phức tạp' lắm! An toàn cho trẻ khi vui chơi Kiến thức cần biết về trẻ sơ sinh

Làm thế nào để biết bé đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý hay bệnh lý vậy bác sĩ?

Lyly1789….

 Phân biệt mồ hôi sinh lý với mồ hôi bệnh lý 5

Để phân biệt mồ hôi sinh lý và mồ hôi bệnh lý ở trẻ, bạn cần dựa vào một số triệu chứng sau:

– Mồ hôi sinh lý: Nếu trẻ tiết mồ hôi sau khi vui đùa nhưng không kèm triệu chứng sốt, khó thở, vẫn ngủ ngon giấc, tăng cân tốt. Điều này là bình thường do hệ thống thần kinh giao cảm của trẻ em hoạt động mạnh hơn ở người lớn, sự chuyển hóa ở trẻ em cao hơn ở người lớn. Đồng thời, mồ hôi sinh lý thường tiết nhiều ở vùng đầu và cổ, kéo dài khoảng 40 – 60 phút. Thông thường, mồ hôi sinh lý để làm mát cơ thể, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

– Mồ hôi bệnh lý: Ra mồ hôi nhiều bất kể thời tiết như thế nào, kèm triệu chứng ngủ hay thức giấc, giật mình, rụng tóc sau gáy, thóp chậm liền… Nếu các triệu chứng này không giảm theo thời gian thì bạn nên đưa con đi khám vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Bạn cũng cần lưu ý là khi mồ hôi xuất nhiều, bé sẽ thiếu nước và muối, nếu không được bù đắp, sự thiếu hụt này cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng và thần kinh của bé.

Theo sự tư vấn của BS. CK1. Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

                                    BS. CK1. Nguyễn Tông Toàn (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương)

Phân biệt mồ hôi sinh lý với mồ hôi bệnh lý 6

Tags:

Bài viết liên quan