Mẹ&Con - Những “tuyệt chiêu” nho nhỏ này sẽ giúp mẹ nhận biết một số thực phẩm độc hại bằng mắt thường, hiểu rõ những nguy cơ thực phẩm nhiễm độc có thể gây ra cho bé yêu và cách đơn giản để phòng tránh chúng. Chữa ho an toàn cho trẻ bằng lá húng chanh 9 sai lầm khi chế biến khiến rau củ mất chất 6 sai lầm mẹ hay mắc phải khi nấu ăn cho trẻ

“Giải pháp” nào cho mẹ?

Sống sót giữa muôn trùng... hóa chất! 7

1. Chọn mua nguồn thực phẩm sạch

Những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm định, đủ tiêu chuẩn để vào các siêu thị lớn sẽ có phần an toàn hơn những thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

2. Ưu tiên nguyên liệu “ít thuốc”

Một nồi canh bông điên điển, bông so đũa, kèo nèo, bông súng… (vốn là các loại mọc tự nhiên) được đánh giá thường là an toàn hơn các loại rau củ nhiều sâu bệnh, được trồng và phun thuốc thường xuyên. 

Rau củ quả được xếp vào nhóm “sạch”

(Thường có rất ít/không có thuốc trừ sâu, hoặc ít bị ảnh hưởng hóa chất do có lớp vỏ dày bên ngoài)

– Khoai tây (thường được nông dân phun thuốc trên cây, do đó dư lượng thuốc trong củ khoai nằm dưới mặt đất thường thấp hơn nhiều).

– Khoai sọ

– Khoai lang

– Hành tây (rất ít bị phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch về để được nhiều ngày nên dư lượng thuốc nếu có cũng giảm đi nhiều).

– Bí đỏ

– Bí xanh

– Mướp, bầu… (vốn không nhiều sâu nên ít bị phun thuốc).

– Quả bơ

– Dứa (thơm)

– Rau đay

– Rau dền

– Rau mồng tơi

– Rau thì là

– Bông hẹ

3. Chọn nguyên liệu còn “nguyên”, chưa qua sơ chế

Sống sót giữa muôn trùng... hóa chất! 8

Giả sử bạn muốn nấu cho con một nồi canh hoa chuối khế ninh xương, bạn chọn mua một hoa chuối (bắp chuối) còn nguyên, sau đó chủ động bào mỏng hoặc nhờ người bán bào mỏng ngay trước mặt mình sẽ có phần an toàn hơn là mua các loại hoa chuối đã bào sẵn, chế biến sẵn tiện dụng. Nguyên nhân là để giữ cho các nguyên liệu đã qua sơ chế được “trắng”, “tươi”, người bán có thể sử dụng thêm những loại hóa chất độc hại khác để ngâm trắng, giữ tươi lâu.

Một ví dụ khác cho mẹ là khi mua một quả dừa để cho con uống (hoặc mua dừa về để kho thịt), nên chọn quả dừa còn nguyên vỏ xanh bên ngoài, thay vì chọn những quả đã được gọt vỏ sẵn. Nguyên nhân là dừa sau khi gọt vỏ rất nhanh bị “đen”, trông “xấu” nên người bán sẽ cho dừa ngâm vào… thuốc tẩy, hóa chất độc hại, để đảm bảo quả dừa đã gọt vỏ sẽ “trắng muốt” đẹp mắt.

4. Tự trồng

Nếu bạn có một khoảng sân thượng, cách đơn giản là hãy tự trồng rau. Thực tế, mọi thứ không quá khó khăn như bạn tưởng. Nhiều gia đình ngay giữa lòng thành phố vẫn có thể thu vén để có được cả một “mảnh vườn” trên không, tự trồng nhiều rau củ quả để xoay vòng cho bữa ăn của trẻ.

Sống sót giữa muôn trùng... hóa chất! 9

5. Chế biến thông minh

– Nếu củ quả có vỏ ngoài, hãy mạnh dạn gọt vỏ sâu vào một chút. Cách này sẽ giúp giảm thiểu lượng thuốc, hóa chất ở bề mặt ngoài.

– Khi sơ chế nguyên liệu, hãy quan sát kỹ chúng và nếu nhận ra có bất thường, đừng tiếc mà hãy bỏ hẳn chúng đi. Ví dụ bạn phát hiện quả xoài khá đắt tiền vừa mua cho con có vài chấm đen “lạ” ngoài vỏ, gọt ra thấy phần thịt quả bên trong, ngay vị trí dấu chấm đen bị hỏng thì đó rất có thể là một dấu kim tiêm để tiêm hóa chất vào (nhằm giúp quả tươi lâu hơn). Trường hợp này, bỏ đi sẽ an toàn hơn là tiếc và “cứu vãn” bằng cách chỉ bỏ những phần hỏng, giữ lại những phần thịt quả có vẻ như còn nguyên.

– Rửa nguyên liệu thật kỹ, nhiều lần dưới vòi nước chảy. Có nhiều loại hóa chất vẫn không thể “sạch” đi dù rửa nhiều lần. Tuy nhiên, ít nhất việc này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn có hại, giảm thiểu số lượng hóa chất trên bề mặt vỏ hoặc lá.

Những “mẹo nhỏ” hữu ích

– Muốn chọn mua rau quả an toàn cần quan sát hình dáng, màu sắc sản phẩm định mua như các loại trái cây, các loại rau lá, củ quả, nên chọn loại còn tươi mới không bị dập úng, không có những chấm lạ hay hạt trắng trên lá, trên quả, lá rau nhỏ vừa phải, có vẻ tự nhiên, cọng và lá không quá to, không quá xanh mướt, củ quả không quá bóng mượt bất thường, tránh khả năng sản phẩm bị sử dụng hóa chất kích thích, bảo quản độc hại.

– Nên chọn mua các loại có vỏ như: bầu, mướp, bí xanh, bí đỏ, đu đủ, chuối, bưởi, các loại củ như khoai mỡ, khoai môn, khoai lang… giúp hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nhờ gọt bỏ lớp vỏ.

– Khi mua trái cây, sau các bước quan sát bằng mắt thường về kích thước, màu sắc…, bạn hãy thử cho chúng vào một túi ni lon sạch, túm lại trong một lát, rồi mở ra và ngửi. Nếu có lượng hóa chất tồn dư quá nhiều, bạn sẽ nghe có mùi hắc.

– Trái cây nói chung, nhất là chuối, khi chọn mua nên chọn những nải, những quả xen lẫn quả chín, quả sống, phần còn xanh, phần đã chín vì đó là dấu hiệu cho thấy quả được chín tự nhiên.

– Thịt tươi sống nên mua loại có dấu kiểm dịch, nơi bán sạch sẽ, miếng thịt còn tươi hồng, khô ráo, không có mùi ôi ươn, ấn vào thịt không để lại vết lõm.

 

Mỗi năm, Việt Nam có từ 130.000-160.000 trường hợp mắc mới ung thư, trong đó có khoảng 85.000-115.000 người tử vong do căn bệnh này. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).

Cẩn thận, nếu…

– Nếu luộc rau muống, nước rau muống không xanh mà biến thành màu đen, có vẩn đen kết tủa, nên tránh cho bé ăn vì xác suất cao chúng đã bị nhiễm hóa chất.

– Nếu miếng thịt heo bạn mua không có mỡ, chỉ có nạc, màu đỏ sẫm như thịt bò thì đây chính là những loại thịt do người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid.

– Nếu những quả khổ qua có vẻ quá to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng thì có thể chúng đã bị phun, ngâm các hóa chất làm tươi.

– Nếu các loại rau củ đẹp bất thường, hoàn toàn không có dấu vết sâu bệnh, đều nhau về kích cỡ (không có quả to quả nhỏ mà cứ như “đúc” từ một khuôn ra) thì đây cũng là những loại không nên chọn mua, vì chúng có dấu hiệu đã bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.

Cách rửa rau củ an toàn

Sống sót giữa muôn trùng... hóa chất! 10

– Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Cách rửa đúng: Nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Rửa nhiều lần như thế dưới vòi nước. Sau đó, rửa lại từng mớ nhỏ bằng nắm tay, tiếp tục dưới vòi nước. Cuối cùng, cho một thìa muối vào nước, ngâm trở lại rau trong vòng 5 phút rồi vớt lên, rửa lại dưới vòi lần nữa trước khi mang chế biến.

– Rau ăn quả thường ít nhiễm độc hóa chất hơn vì có lớp vỏ bên ngoài. Tuy nhiên, để an toàn, khi mua về không nên ăn ngay mà rửa sạch từng quả dưới vòi nước chảy. Sau đó cho từng quả gói vào giấy báo, cất trong tủ lạnh 2 ngày để nếu còn thuốc bảo vệ thực vật thì chúng cũng đủ thời gian tiêu hủy. Trước khi chế biến, cần rửa sạch lại lần nữa dưới vòi nước, cắt sâu lớp vỏ ngoài và rửa phần thịt quả đã gọt bên trong.

– Rau ăn hoa (bông điên điển, bông so đũa, bông thiên lý…) được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, nên ưu tiên chọn những loại này và chỉ cần rửa sạch hoa dưới vòi nước khoảng 5 phút là có thể đảm bảo an toàn.

 “Chiêu” giúp giảm lượng hóa chất trên rau củ

  1. Ngâm rau trong nước muối pha loãng.
  2. Gọt sâu lớp vỏ ngoài (nếu có vỏ).
  3. Chần rau củ qua nước sôi trong 2 phút có thể làm phân giải một số loại hóa chất.
  4. Phơi rau dưới ánh mặt trời trong 5 phút. Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải được đến khoảng 60%. 

Theo sự tư vấn của Th.S. Nguyễn Mỹ Linh (Bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam), BS. Trần Kim Nhật Thành (Trưởng khoa Nhi, BV Quận 3)

Tags:

Bài viết liên quan