1. Cho bé ăn dặm đúng thời điểm
Nên cho bé ăn dặm đúng thời điểm
Đây là một trong những “lỗi” mẹ rất thường hay mắc phải. Mẹ lưu ý cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 5,5-6 tháng đầu, đừng sốt ruột mong con “cứng cáp” mà cho bé làm quen với việc ăn dặm quá sớm. Ăn dặm không đúng thời điểm sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều cho hệ tiêu hóa của trẻ về sau.
2. Chọn và chế biến thức ăn đúng cách
Các bữa ăn của trẻ nên cách nhau trung bình từ 2-4 tiếng. Mẹ cần lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng phải dễ tiêu và phù hợp với lứa tuổi của con. Ví dụ như một số loại thực phẩm (lòng trắng trứng, sữa bò nguyên chất, hải sản có vỏ như nghêu sò hàu…) chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ trên 1 tuổi thì mẹ đừng vội cho con “thử” trước.
Cách chế biến thức ăn cũng phải phù hợp với lứa tuổi, theo nguyên tắc từ loãng đến đặc. Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên cho uống sữa, từ 6-12 tháng ăn bột, cháo nghiền mịn, từ 12-24 tháng ăn cháo với hạt nguyên, có độ đặc tăng dần. Sau 24 tháng thì trẻ có thể ăn cơm.
3. Cẩn trọng khi cho trẻ dùng thuốc
Mọi loại thuốc trẻ uống đều cần theo đúng chỉ định của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không dựa vào kinh nghiệm hoặc dựa vào những toa thuốc cũ của lần khám trước để tự… “làm bác sĩ”, mua thuốc cho con uống, kể cả khi trẻ chỉ bệnh thông thường.
Bởi lẽ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nói chung mà còn tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Hậu quả thường thấy khi trẻ dùng thuốc chữa bệnh dài ngày, đặc biệt là thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến các chứng rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
4. Chủ động tạo ra môi trường vi sinh cân bằng trong đường ruột cho con
Đây chính là “bí quyết” quan trọng vào hàng bậc nhất, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh. Trong ruột hiện diện rất nhiều loại vi khuẩn tạo thành quần thể gọi là tạp khuẩn ruột. Trong tạp khuẩn ruột, tồn tại song song vi khuẩn gây hại và vi khuẩn có ích. Chính các vi khuẩn có ích (lợi khuẩn) giúp tiêu hóa tốt thức ăn, giúp tổng hợp một số vitamin nhóm B, vitamin K…, đặc biệt giúp cân bằng với vi khuẩn có hại, làm cho vi khuẩn có hại không tăng sinh phát triển quá mức gây bệnh.
Nên bổ sung men vi sinh để giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh
Để tạo ra môi trường cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, bên cạnh việc không tự ý dùng thuốc như vừa nhắc ở phía trên, mẹ cũng nên bảo vệ hệ vi sinh đường ruột của trẻ bằng cách bổ sung cho con các chế phẩm chứa các vi sinh có ích khi uống vào, nhằm cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.
Các chế phẩm này thường được gọi là men vi sinh, hoặc gọi theo tiếng nước ngoài đã trở thành thông dụng là “probiotics”. Probiotics có nguồn gốc vi sinh vật và có nghĩa là “trợ sinh” (trợ giúp sự sống).
5. Kiểm tra tình trạng tiêu hóa của bé thường xuyên
Ngoài việc cho trẻ ăn đúng cách, giữ gìn vệ sinh và chọn lựa thực phẩm an toàn – dễ tiêu hóa, mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản (thông qua các hội thảo hoặc các chương trình tư vấn của bác sĩ, các chuyên đề trên sách báo uy tín…) về cách kiểm tra tình trạng tiêu hóa của con thường xuyên, để có biện pháp khắc phục kịp thời và hợp lý.
Ví dụ như nên làm gì khi thấy con đầy hơi? Cho con ăn uống ra sao khi trẻ bị tiêu chảy? Trường hợp nào trẻ nôn trớ là bình thường và trường hợp nào cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ? Những kiến thức liên quan đến việc kiểm tra và nhận biết bất thường về hệ tiêu hóa của trẻ thường được các bác sĩ nhắc đến rất nhiều (vì rất phổ biến ở trẻ em). Mẹ lưu ý ghi chép lại “để dành” cho mình nhé!
6. Tuyệt đối không “mớm cơm”
Đây là thói quen nuôi con theo kiểu “truyền thống” mà mẹ cần thay đổi. Một số người lớn tuổi (bà nội, bà ngoại) hoặc các mẹ ảnh hưởng kiểu nuôi con truyền thống hay tự mình nhai cơm/thịt/cá nhuyễn, sau đó nhả ra “mớm” cho bé ăn.
Việc nhai, mớm, nhá cơm/thịt/cá… cho bé như thế này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bé mắc các bệnh về tiêu hóa. Giải thích một cách đơn giản, trong miệng của người lớn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, vệ sinh răng miệng chưa chắc đảm bảo. Khi nhai rồi mớm cho trẻ, vô tình người lớn đã đưa hết cả những vi khuẩn gây bệnh này sang cho con.
Hậu quả là bé dễ bị viêm dạ dày, do nấm, vi-rút, vi khuẩn từ người lớn lây sang, mà điển hình nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Khi bị viêm dạ dày, bé thường gặp các triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi, đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hóa, nôn và buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi ngoài phân màu đen như bã cà phê hoặc máu tươi, thậm chí có những biểu hiện của thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay bàn chân trắng nhợt, mệt mỏi, kém ăn, gầy yếu, kém phát triển.
Mẹ&Con
Men vi sinh Antibio® Pro của tập đoàn Bayer, được dùng hỗ trợ điều trị các trường hợp mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như: Tiêu chảy do nhiễm khuẩn, viêm ruột non, viêm ruột kết, rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh và hóa trị liệu dài ngày, ngộ độc thức ăn. Đặc biệt, Antibio® Pro còn hỗ trợ dự phòng các biến chứng đường tiêu hóa cho cả người lớn và trẻ em. |