Các bước cắt móng tay an toàn cho bé
Thời điểm lý tưởng nhất để cắt móng tay cho bé là lúc bé đang ngủ. Vì khi bé ngủ, chân tay của bé sẽ không vùng vẫy, không giãy dụa giúp mẹ dễ dàng cắt móng tay cho bé hơn.
Nên cắt móng tay lúc bé đang ngủ
Tuy nhiên, mẹ lưu ý nếu cắt móng tay vào buổi tối, mẹ cần đảm bảo phòng có đủ ánh sáng cần thiết để không cắt vào phần da, làm tay bé bị chảy máu.
Để cắt móng tay cho bé, mẹ thực hiện những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bấm móng tay chuyên dụng loại dùng cho em bé.
Bước 2: Mẹ nắm ngón cần cắt móng đưa lên cao và giữ cố định ở vị trí này, sau đó cắt móng cho bé.
Bước 3: Mẹ cắt móng tay theo chiều dọc đường cong của ngón tay và cắt thắng ở móng chân.
Lưu ý: Để bảo đảm an toàn cho bé, trong vài tuần đầu tiên sau khi bé mới chào đời, mẹ nên dùng bảng đá nhám để chăm sóc móng cho bé thay vì dùng kéo. Tuy nhiên, do móng tay của bé rất mềm nên mẹ phải cẩn thận khi dùng bảng nhám.
Nếu mẹ không có thời gian để cắt móng tay vào buổi tối hoặc lúc bé đang ngủ thì vẫn có thể cắt móng tay cho bé lúc bé đang thức. Tuy nhiên, nếu cắt móng tay trong thời điểm này mẹ nên nhờ người thân giúp đỡ để giữ tay bé. Vì trong quá trình mẹ chăm sóc móng cho bé, tay bé có thể vùng vẫy khiến mẹ dễ làm tổn thương da bé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhờ anh chị hoặc người thân chơi trò chơi thú bông để thu hút sự tập trung của bé vào trò chơi. Việc này cũng giúp mẹ dễ dàng cắt móng tay an toàn cho bé hơn.
Cách xử lý khi móng tay bé chảy máu
Trong lúc chăm sóc móng cho bé, nếu mẹ không cẩn thận hoặc do bé vùng vẫy làm mẹ cắt vào da bé, khiến tay bé bị chảy máu. Lúc này, mẹ đừng quá lo lắng và tự trách bản thân, hãy rửa tay bé bằng nước sạch, sau đó dùng miếng dán y tế quấn quanh ngón tay bé, ấn nhẹ và giữ cố định ở vị trí này để cầm máu. Giữ trong vòng vài phút, chờ cho đến khi máu ngừng chảy là mẹ có thể thả tay ra.
Để tránh làm chảy máu tay bé mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc móng cho bé
Hoặc mẹ cũng có thể cho ngón tay của bé đang chảy máu vào miệng mẹ. Cách này cũng có tác dụng cầm máu rấ thiệu quả.
Ngoài ra, các sĩ khuyên các mẹ không nên dùng bông băng rời để đắp vào vùng da bị tổn thương của bé sơ sinh vì bé có thể ngậm và nuốt sợi bông, ảnh hưởng đến đường hô hấp và tiêu hóa của bé. Nếu bé chảy nhiều máu và mẹ không thể can thiệp thì nên nhanh chóng đưa bé đi bác sĩ ngay.
Theo Babycenter