Bạn có biết vì sao trong cách tính tuổi dân gian, tuổi khai sinh của bạn luôn được cộng thêm 1 (nhiều nơi gọi là “tuổi mụ”) không? Nguyên nhân là vì từ trong bụng mẹ, bé đã có thể nghe được, cảm nhận được... thậm chí còn học hỏi và nhớ được một số điều được mẹ “dạy” cho. Dạy con từ thuở con còn trong bụng không phải là vấn đề phi khoa học như nhiều người tưởng. Tối ưu hóa tiềm năng phát triển của trẻ trong những năm đầu đời qua nghệ thuật và âm nhạc Khởi đầu sự phát triển toàn diện của trẻ bằng âm nhạc 4 sai lầm trong phương pháp thai giáo khiến con kém thông minh

Thai giáo là gì nhỉ?

Thời xưa, nhiều người quan niệm bao giờ sinh ra, chào đời mới được coi chính thức là một “con người”, mới có thói quen, nhân cách, mới có thể chịu ảnh hưởng từ môi trường và giáo dục. Tuy nhiên, y học hiện đại đã chứng minh được rằng, ngay giai đoạn chín tháng mười ngày trong bụng mẹ, em bé đã có sở thích riêng, chịu những tác động trực tiếp từ những việc làm của mẹ.

Tất cả những hoạt động mẹ làm hàng ngày (thích nghe loại nhạc gì, đọc sách gì, thích làm những gì… đều có khả năng tác động đến thai nhi trong bụng. Khi biết được việc này, khoa học ngày càng quan tâm hơn đến việc dùng những biện pháp “thai giáo” (giáo dục thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ) như thế nào cho phù hợp, để tận dụng tích cực khoảng thời gian quý này, nhằm phát triển tình cảm và nhân cách cho thai nhi – đứa con bé bỏng của bạn về sau.

Nói đơn giản, mẹ nghe nhạc rock thì phản ứng từ cơ thể mẹ (từ đó tác động đến thai nhi) sẽ khác hoàn toàn khi nghe nhạc êm dịu. Mẹ xem phim kinh dị, cảm giác sợ hãi, căng cứng của mẹ lập tức ảnh hưởng đến con. Khi mẹ ở vùng biển nhiều, đi dạo ngoài bờ biển nhiều, nghe âm thanh từ biển nhiều thì cảm giác của em bé sau này khi lớn lên thấy “thân quen” với biển là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, cần nói với mẹ ngay từ đầu rằng đừng quá thổi phồng về thai giáo, dẫn đến nỗ lực áp dụng quá nhiều biện pháp, mang đến kết quả phản tác dụng, mệt mỏi cho cả mẹ lẫn con. Ví dụ nếu như mẹ cứ mở nhạc suốt ngày với hi vọng con nghe nhạc cổ điển càng nhiều càng… thông minh (như nhiều “lời đồn”) thì rất dễ khiến mẹ cảm thấy ngán ngẩm (đặc biệt trong trường hợp mẹ không hề thích nhạc cổ điển). Lúc này, chính sự mệt mỏi, bực dọc, khó chịu, không thấy thoải mái của mẹ khi bị “ép nghe” mới là thứ tác động đến bé, chứ không phải là tiếng nhạc “thiên tài” như bạn tưởng.

Một số bà mẹ khác lại cứ tin rằng muốn bé “cảm thụ” âm nhạc tốt thì nên mở âm thanh lớn hơn bình thường (nhằm mục đích cho ở trong bụng mẹ bé “nghe” rõ hơn). Kết quả của việc phải nghe nhạc với âm thanh lớn chính là sự căng thẳng cho cả mẹ lẫn thai nhi. Vì khi mẹ bị kích động theo tiếng nhạc lớn thì cũng đồng nghĩa thai nhi bị kích động theo.

Thai giáo

Mẹ cần biết!

Thính giác là một trong những cơ quan phát triển rất sớm của thai nhi trong bụng mẹ. Đến tháng thứ 5, tức khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, tai bé đã hoàn thiện về cấu trúc giải phẫu, đến 22 tuần tuổi thai nhi đã có thể nghe được tiếng chảy của dòng máu, tiếng đập của tim, tiếng sôi bụng của mẹ. Bé có thể nghe được âm thanh bên ngoài tử cung và có thể đáp trả các tiếng động, nhịp điệu, vì vậy đây là thời kỳ các mẹ có thể triển khai các hoạt động thai giáo bằng âm thanh cho bé.

Mẹ cần biết

Thực hành thai giáo

Phương pháp Bạn nên
Thai giáo bằng âm nhạc. Âm nhạc với các giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu mềm mại như nhạc cổ điển, nhạc dân tộc, dân ca… có tác dụng giúp mẹ và thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn, vì những bản nhạc này thường có tần số nhịp từ 60-80 nhịp/phút, tương tự với tần số nhịp tim của con người nên dễ dàng để bé tiếp nhận, mang đến cảm giác thư thái, dễ chịu cho thai nhi.

Áp dụng:

20 phút/lần, nghe từ 2-3 lần/ngày. Chọn thời điểm cho thai nhi nghe vào lúc bé thức giấc, đạp mẹ. Loa ngoài mở không quá lớn (chỉnh âm thanh mà bạn có thể thấy dễ chịu).

Thai giáo bằng cách chuyện trò với con. Vợ chồng có thể “nói chuyện” với con, nói bằng giọng nhẹ nhàng, vỗ về với bé. Chính mẹ hát cho con nghe cũng là cách tạo cho thai nhi cảm giác an tâm, bình yên, dễ chịu. Nếu bố mẹ chịu nói chuyện thường xuyên với con trong giai đoạn thai kỳ thì sau khi chào đời, bé có phản ứng với tiếng nói của bố mẹ tốt hơn.

Áp dụng:

Dành 15 phút/lần, 3-4 lần/ngày để trò chuyện cùng con. Nói với con tất cả những gì bạn thích. Bản thân việc này cũng có ích cho tâm lý của thai phụ, giúp thai phụ cảm thấy như “có bạn” ở bên cạnh, ít buồn phiền.

Thai giáo bằng động tác vuốt ve. Nhiều thai nhi phản ứng tốt đến mức hễ mẹ vỗ nhẹ bụng (lúc bé thức) là bé đạp. Những động tác vuốt bụng nhẹ nhàng, vỗ nhẹ để đáp lại các động tác của con khiến bé có mối liên hệ mật thiết với mẹ hơn ngay từ giai đoạn còn trong bụng.

Áp dụng:

Vuốt ve bằng ngón tay chứ không nên dùng bàn tay xoa bụng bầu, bởi xoa bụng bầu có thể làm tử cung xuất hiện những cơn co, dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. Đối với những thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non không áp dụng phương pháp này.

Thai giáo bằng cách nghĩ đến những điều vui vẻ, hướng thiện. Bản thân khi người mẹ làm một việc tốt, đọc hoặc xem những điều tích cực thì đã có được cảm giác bình yên, hạnh phúc. Những phản ứng của cơ thể với trạng thái tâm lý tích cực, vui vẻ này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bé cũng cảm thấy dễ chịu, thư thái, an toàn.

Nhiều người tin rằng chính sự lạc quan của mẹ trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của con về sau, giúp bé cũng luôn vui tươi, hay cười, sống trong trạng thái tích cực và hướng thiện.

Áp dụng:

Xem phim tình cảm, phim hài, đọc những sách có nội dung vui nhộn, có hậu. Luôn hướng mình đến những suy nghĩ tích cực và tận hưởng từng niềm vui thật nhỏ trong cuộc sống.

Tags:

Bài viết liên quan