Mẹ&Con - Cha mẹ luôn quan tâm đến sự phát triển cũng như sức khỏe của con. Song hiện nay vẫn còn tình trạng có nhiều bé dù lớn vẫn tè dầm mỗi đêm. 3 nguyên tắc bắt buộc khi chăm sóc trẻ tiêu chảy Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh 5 kỹ năng dạy bé lớn khôn

Mong bác sĩ tư vấn giúp.

Con gái tôi học lớp 2 nhưng cháu vẫn tiểu dầm rất nhiều. Không chỉ buổi tối mà ngay cả giờ ngủ trưa ở trên lớp bán trú cháu cũng tiểu dầm, đến nỗi bị bạn bè chọc ghẹo và cháu không dám ngủ trưa nữa vì sợ ngủ quên sẽ lại… tè. Tôi đã cho cháu đi khám bệnh nhưng không phát hiện ra điều gì bất thường. Ở nhà, cháu là con một, mọi người đều rất quan tâm và rất cưng nên khó nói đó là do tâm lý sợ bị bỏ rơi được. Tôi lo quá…!

Nguyễn Thị Hà Uyên (Q.8)

Đáng lo! Học sinh lớp 2 vẫn tè dầm mỗi đêm 4

Bé tiểu dầm cả ban ngày lẫn ban đêm, nhưng đã khám để loại trừ yếu tố bị nhiễm trùng đường niệu hoặc bất thường giải phẫu thì tôi cho rằng có thể nguyên nhân do bé bị tăng động bàng quang. Tăng động bàng quang là gì? Xin giải thích ngắn gọn để chị hình dung thế này. Bình thường cơ thắt bàng quang sẽ co lại không cho nước tiểu vào niệu đạo nhưng khi bàng quang tăng động thì làm mở cơ vòng gây thoát nước tiểu ra ngoài không kiểm soát được.

Điều này dễ xảy ra ở bé gái, bắt nguồn chỉ từ thói quen đi tiểu của trẻ. Trẻ không đi tiểu thường kỳ mà đợi đến khi rất “buồn tiểu”, quá đầy bàng quang mới đi, dần dần sẽ tạo nên chuyện tiểu dầm không kiểm soát. Tôi đã từng khảo sát nhiều trường học và thấy nhà vệ sinh ở đó rất… kém vệ sinh, mùi hôi thối nồng nặc. Nhiều trẻ vì sợ điều này mà không dám uống nước hoặc có “mắc” cũng cố nhịn tiểu. Chính vì thế, khi trẻ đi ngủ trưa ở trường mà chưa “giải tỏa” được thì rất dễ xảy ra hiện tượng tiểu dầm.

Một vài nguyên nhân khác có thể nghĩ đến như dung tích bàng quang nhỏ, trẻ bị táo bón, trẻ lo lắng (kể cả chuyện lo sẽ… tiểu dầm), trẻ uống một số loại nước có chứa chất caffein (làm tạo nhiều nước tiểu hoặc gây co thắt cơ bàng quang). Chị nên tập lại cho bé thói quen đi vệ sinh thường xuyên, nhất là trước lúc đi ngủ; giảm bớt lượng nước trẻ uống cách giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ; an ủi để bé yên tâm và không mặc cảm, lo lắng nhiều với chuyện tè dầm. Nếu bé bị chứng tăng động bàng quang thì có thể dùng thuốc chống co thắt bàng quang.

Chị cũng không nên lo lắng nhiều vì việc tè dầm như con chị vẫn thường xảy ra ở trẻ (chiếm khoảng 8% trẻ từ 5-12 tuổi). Tuy nhiên, hầu hết đều sẽ giảm dần theo thời gian, khi cơ thể phát triển hoàn thiện hơn. Có thể phối hợp trao đổi với nhà trường, cô giáo, bảo mẫu của bé tại trường để có cách giúp đỡ bé vượt qua mặc cảm này. 

Theo sự cố vấn của  Bác sĩ Phạm Khuê Anh (BV Nhi Đồng 1) 

Tags:

Bài viết liên quan