Người đọc tiểu thuyết (lãng mạn chứ không phải khoa học viễn tưởng, trinh thám, hay dạng tình cảm gia đình) sẽ có khả năng nắm bắt cảm xúc tốt hơn.

Vấn đề: Người ta thường hay nói “Không có gì” khi bạn hỏi có gì không ổn sao, hoặc sẽ trả lời “Ổn” khi bạn hỏi họ dạo này ra sao, mặc dù nhiều lúc những câu trả lời đó rõ ràng là theo phép xã giao thôi. Có thể hiểu được cảm xúc người khác quả là một việc rất khó khăn, và một số người thật sự không giỏi khả năng đó. Những nghiên cứu trước cho thấy có một cách giúp người ta học được các kĩ năng xã hội – ngoại trừ việc hãy hoà nhập vào cộng đồng, đó chính là hãy đọc sách. Đặc biệt là sách văn học, vốn là thể loại có chứa đựng nhiều chi tiết mô tả về những hoàn cảnh xã hội hơn nhiều thể loại khác.

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu ở trường York University tại Canada đã mở rộng những nghiên cứu trước bằng cách xem xét thêm chuyện nếu người ta thích đọc một thể loại văn học nào đó thì nó có tác động đến khả năng thấu hiểu người khác hay không. Các nhà nghiên cứu giả định rằng “mỗi loại văn học có thể cung cấp cho ta một khung ý niệm riêng biệt mà thông qua đó độc giả tạo dựng được ý nghĩa về thế giới ngoài xã hội.”

Doc tieu thuyet lang man excitingsounds-flickr

(Hình: flickr)

Phương pháp: Các nhà nghiên cứu đánh giá loại sách nào người ta tiếp xúc nhiều nhất, bằng cách cho họ xem một danh sách những cái tên và yêu cầu họ xác định những tác giả nào quen thuộc đối với mình. Những thể loại sách được đưa vào bao gồm tiểu thuyết tình cảm gia đình, tiểu thuyết lãng mạn, khoa học viễn tưởng, và trinh thám. Trong đó có một số tác giả loại sách phi hư cấu, và có một số tên do các nghiên cứu tự đặt ra thêm.

Sau đó các nhà nghiên cứu kiểm tra mức độ thấu hiểu cảm xúc người khác bằng cách cho họ xem những bức ảnh trắng-đen chụp hình những đôi mắt, và yêu cầu họ xác định xem những đôi mắt đó biểu hiện những trạng thái tâm lý ra sao. Những người tham gia thí nghiệm cũng thực hiện bài khảo sát tính cách, do đó các nhà nghiên cứu có thể giải thích bất kì khác biệt nào ở khả năng thấu hiểu bắt nguồn từ tính cách, chứ không phải từ việc đọc sách.

Kết quả: Như dự đoán, những độc giả văn học cho thấy mức độ thấu hiểu cảm xúc tốt hơn so với độc giả sách phi hư cấu. (Mặc dù không có mối quan hệ tiêu cực nào giữa đọc sách phi hư cấu và mức độ thấu hiểu cảm xúc.) Khi các nhà nghiên cứu xem xét cụ thể các thể loại sách, họ phát hiện nếu đọc tiểu thuyết lãng mạn thì sẽ có mức độ thấu hiểu cảm xúc cao hơn, điều này hợp lí đối với những người yêu thích dòng sách vốn được xây dựng trên nền tảng bộc lộ cảm xúc như thế này. Cũng có những mối quan hệ giữa việc đọc tiểu thuyết trinh thám hay tiểu thuyết gia đình với mức độ thấu hiểu cảm xúc, nhưng những ràng buộc đó yếu hơn so với những người đọc sách lãng mạn.

Hàm ý: Thật khó biết liệu đọc sách tiểu thuyết lãng mạn có làm bạn nhạy cảm hơn không, hay là những người nhạy cảm thường dễ bị tiểu thuyết lãng mạn thu hút hơn, hay là cả hai. Các nhà nghiên cứu xem xét đến một giải thích khả dĩ cho mối quan hệ này: “Có thể những trải nghiệm cảm xúc do tiểu thuyết lãng mạn khơi ra sẽ làm cho người đọc ngẫm nghĩ đến những trải nghiệm yêu đương trong quá khứ… có lẽ điều này sẽ khuyến khích độc giả tìm ra được giải đáp cho những phức tạp trong những mối quan hệ yêu đương ngày xưa của mình. Việc người đọc suy ngẫm nhìn lại bản thân như thế có thể sẽ hữu ích khi áp dụng cho những mối quan hệ giao lưu mới mẻ sau này.”

Tags:

Bài viết liên quan