Mẹ&Con - Con trai tôi được 6 tuổi. Cháu có một tính vô cùng xấu là mỗi lần có gì nóng giận, cháu phản ứng bằng cách gào khóc rất to, cứ như dùng toàn bộ sức lực để cố hét lên vậy. Cháu cũng trở nên rất hung hãn, cố đánh lại người khác (kể cả bố mẹ) khi bị kéo đi. Nếu có vật gì trong tầm tay là ném, đập phá. Trắc nghiệm: Nóng bỏng hay... nguội lạnh Tâm lý trẻ khi cha mẹ ly hôn Trẻ ở đâu sống tốt nhất?

Con trai tôi được 6 tuổi. Cháu có một tính vô cùng xấu là mỗi lần có gì nóng giận, cháu phản ứng bằng cách gào khóc rất to, cứ như dùng toàn bộ sức lực để cố hét lên vậy. Cháu cũng trở nên rất hung hãn, cố đánh lại người khác (kể cả bố mẹ) khi bị kéo đi. Nếu có vật gì trong tầm tay là ném, đập phá. Tôi đếm không hết những món đồ chơi của cháu bị vỡ nát, gãy, hỏng chỉ vì trò đập phá lúc nóng này. Lúc con còn nhỏ, thấy con như vậy tôi cứ nghĩ đó là do con chưa nhận thức được, lớn lên sẽ bớt. Nhưng bây giờ, thấy con đã 6 tuổi mà tình trạng kia vẫn như cũ, tôi rất lo. Tôi muốn hỏi xem tâm lý như vậy là có bình thường không? Những đứa trẻ khác có như thế không? Tôi nên làm gì để cháu bỏ đi tính xấu? 

P.H.Y

Cần làm gì để thổi bay cơn nóng giận cho trẻ? 4

Trước những phản ứng quá khích của trẻ khi nóng giận, cha mẹ nên:
– Đừng la hét lớn tiếng vì bạn càng la hét bé sẽ càng “đáp trả” tương tự.
– Đừng giải thích lí do vì bé không thể chú ý lúc này.
– Nên tránh đi chỗ khác (nhưng vẫn kín đáo quan sát bé), lờ đi sự nóng giận của bé để bé thấy rằng cách làm đó chẳng hiệu quả gì cả.
– Tránh nài nỉ, van xin hoặc nhượng bộ, nuông chiều để bé nhanh qua cơn “thịnh nộ”.
– Khi con đã “qua cơn”, bạn sẽ nghiêm túc chỉ cho bé thấy những món đồ chơi hỏng và khẳng định mẹ sẽ không mua gì cho con nữa nếu con tiếp tục tái diễn. Cũng có thể nói với con rằng: “Nếu con không yêu quý các món đồ chơi này và muốn đập phá chúng, mẹ sẽ mang chúng cho bạn khác nhé?”.
– Nhấn mạnh ba mẹ yêu thương con, song ba mẹ không muốn ở bên cạnh con lúc con nóng giận.

Thực tế, con bạn không phải là đứa trẻ duy nhất cố bày tỏ sự nóng giận bằng hành động quá khích như thế. Một số trẻ khi nóng giận còn đập đầu vào tường, cào cấu người khác, nằm lăn ra đất “ăn vạ”. Trẻ làm thế vì những lần trước làm đã cho kết quả “thành công”, tức là đã được cha mẹ nhượng bộ. Chính vì thế, mức độ quát tháo, đập phá của trẻ ngày càng tăng vì nghĩ càng làm “mạnh tay”, mình càng mau được ba mẹ chiều chuộng theo sở thích.
Bạn thử áp dụng những gợi ý phía trên, bé sẽ thay đổi. Trong trường hợp cảm thấy “bất lực” thực sự trước trò hò hét, nóng giận quá mức của con, hãy đưa bé đến khoa Tâm lý – bệnh viện Nhi Đồng để các bác sĩ có thể tìm hiểu thêm, có giải pháp tích cực hơn cho trường hợp bé.

 

Tags:

Bài viết liên quan