Mẹ&Con - Mẹ thấy bé nôn trớ nhiều hơn và kéo dài nhiều ngày liên tục. Kèm theo đó là các dấu hiệu như: bỏ nhiều cử bú nhiều ngày liền, đau bụng dữ dội, bụng có dấu hiệu phình trướng, lơ mơ, co giật, nôn ra máu,…Tất cả những dấu hiệu đó của con khiến mẹ cuống lên và tìm giải pháp? Băng huyết do nôn nóng lấy lại vòng hai Sao 3 tháng cuối thai kỳ lại buồn nôn?

Thế nào là nôn trớ bình thường và nôn trớ bất thường?

Nôn trớ bình thường:

Đa số trẻ đều có hiện tượng nôn trớ trong những tuần đầu, khi bé vừa ăn xong hay vặn người, ho, khóc cũng dẫn đến nôn trớ.

Mỗi bé đều gặp tình trạng này trong giai đoạn đầu đời và thường ảnh hưởng gì tới sự phát triển thể chất của trẻ.

Nôn trớ bất thường :

Mẹ thấy bé nôn trớ nhiều hơn và kéo dài nhiều ngày liên tục. Kèm theo đó là các dấu hiệu như: bỏ nhiều cử bú nhiều ngày liền, đau bụng dữ dội, bụng có dấu hiệu phình trướng, lơ mơ, co giật, nôn ra máu,… Đặc biệt, mẹ cần lưu ý khi bé bị nôn ra mật (màu xanh) cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay.

be-bi-non-tro-thuong-xuyen-co-dang-lo-ngai

“Bí kiếp vàng: cho mẹ giúp bé giảm nôn trớ:

Khi cho bé bú mẹ, mẹ hãy nhớ cho bé bú bầu ti bên trái trước vì lúc này dạ dày bé còn chút ít nên bé có thể nằm nghiêng bên phải. Sau đó, mẹ đổi bé sang đầu ti bên phải vá cho bé nằm nghiêng bên trái. Cách bú này giúp bé dễ dàng “trôi” sữa xuống dạ dày mà không gây trào ngược.

Mẹ cũng cần chú ý không nói chuyện hay chọc cười bé hoặc làm cho bé khóc lúc đang bú, vì bé sẽ nuốt hơi vào dạ dày và gây căng bụng.

Mẹ không nên mặc cho bé quá chật khiến bé khó chịu. Khi cho bé bú, mẹ nên nới lỏng phần bụng quần cho bé nhé!

Không nên ép trẻ ăn nhiều sẽ làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.

Khi cho bé ăn loại thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn từ ít tới nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Bé bú mẹ xong, bế trẻ từ 10-15 phút mới đặt cho bé nằm xuống.

Tags:

Bài viết liên quan