Mẹ&Con - Mùa hè, đưa bé về quê nội ngoại chơi, cho bé đi tham gia cắm trại với trường, bạn bỗng hết hồn khi con oai oái chạy tới, chìa ra những vết sưng đỏ tấy và nhăn nhó: “Con gì cắn con rồi mẹ ơi!”. “Con gì” có thể là ong, kiến, bọ chét hay cũng có thể là ve, là rệp, nhện hay kiến. Điều đáng ngại là những vết cắn, đốt tưởng chỉ ngứa tí chút này có khi lại gây nguy hiểm cả cho tính mạng bé mà mẹ không biết. Giúp bé cai tật cắn móng tay Bé thích chơi với côn trùng Bảo vệ trẻ khỏi tai nạn chó cắn

Tại sao cái con… nhỏ xíu đó lại gây nguy hiểm đến vậy?

Nhiều người khi đưa con về vùng thôn quê chơi, chỉ e ngại nhất là rắn rết. Còn lại, những con vật be bé kiểu như ruồi, muỗi, kiến, bọ… nếu lỡ “dính chấu” phải vài vết cắn đốt thì cho đó chỉ là chuyện bình thường. Thậm chí, có bé khi chạy tới méc mẹ rằng mình bị cắn, đốt thì chỉ nhận được một lời dặn dò qua loa: “Ừ, con lấy chai dầu bôi vào đi!”. Thực tế, không phải con gì cắn cũng nên… bôi dầu. Khi bị côn trùng cắn đốt, cơ thể có thể phản ứng từ mức độ vừa vừa đến mức độ dữ dội với các kháng nguyên từ lông, ngòi hay vết cắn của côn trùng đưa vào người.

Nhẹ thì nảy sinh tình trạng ngứa ngoài da. Nặng hơn, vết đỏ nơi bị cắn có thể sưng phù. Đặc biệt, với một số trường hợp như khi bị ong vò vẽ, kiến độc đốt, có thể đưa đến tình trạng sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng. Một điều nữa cần chú ý là các phản ứng này có khi xảy ra tức thời (ví dụ bị côn trùng cắn, đốt xong thấy ngứa ngay), nhưng cũng có thể diễn ra chậm hơn, trong vòng từ 24-48 giờ sau khi bị cắn, đốt (ví dụ đến lúc đó mới thấy vết thương sưng to). Vì vậy, mẹ không nên chủ quan khi nghe bé báo bị côn trùng cắn, đốt và liền sau đấy chưa thấy dấu hiệu gì đáng ngại. Cần tiếp tục theo dõi các biểu hiện của cơ thể, đặc biệt tại vị trí vết cắn để có thể có hướng xử trí kịp thời khi xuất hiện việc sưng phù, nổi mụn nước… sau đó.

oai-con-bi-con-trung-can-roi-me-oi-chuyen-tuong-chung-nhu-rat-nho

Trong một số trường hợp bị côn trùng cắn, đốt, bạn có thể bắt được “tang chứng vật chứng” ngay tại trận, biết chính xác con gì đã cắn bé. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, bé không thể biết được chính xác con gì đã cắn, đốt mình. Khi được bé thông báo, bạn chỉ thấy vết đốt nhỏ. Lúc này, nên theo dõi sát sao, hỏi kinh nghiệm của những người dân địa phương (xem có thể đoán ra vết đốt, cắn do con gì gây nên). Bạn cũng cần biết rằng muỗi thường cắn ở mặt, tay, chân; các loại ve thường cắn ở cẳng chân; rệp thường cắn ở cổ, thân người… Việc biết chính xác con gì cắn hoặc bắt giữ được côn trùng đã cắn, đốt có thể giúp bác sĩ rất nhiều trong trường hợp nghiêm trọng, để bác sĩ có hướng chẩn đoán và điều trị chính xác hơn. Những trường hợp nghi ngờ là rết, nhện, bò cạp, ong, kiến độc cần đặc biệt thận trọng vì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phải làm gì khi bé bị côn trùng cắn, đốt?

* Bước 1: Nếu côn trùng vẫn còn đậu, bám trên da…

Bạn cần gỡ chúng ra. Tuy nhiên, đừng dại dột mà đập cái bẹp cho côn trùng chết hay nắm lấy con côn trùng, ra sức… kéo chúng ra khỏi da bé. Việc đập chết côn trùng ngay trên da có thể vô tình giúp chất độc từ chúng tiếp xúc nhiều hơn với da. Còn giật mạnh côn trùng ra thì răng chúng có thể vẫn dính lại trong da thịt, gây nhiễm trùng hoặc biến chứng nguy hiểm hơn.

>> Bạn nên:

Dùng một chiếc que nhỏ hay vật dụng khác (không tiếp xúc trực tiếp bằng tay) hất côn trùng ra khỏi da bé. Nếu trường hợp chúng bám chặt vào da, nên sử dụng lửa (từ hộp quẹt, điếu thuốc…) hơ nhẹ. Lửa thường có tác dụng bắt hầu hết các con côn trùng phải “bỏ của chạy lấy người”, nhả ngay bé ra. Nhớ cẩn thận trong việc hơ lửa kẻo làm bé phỏng. Ngoài ra, một số côn trùng rất sợ cồn, dầu nóng, nước bọt, vôi… Nếu sẵn có những thứ này và có kinh nghiệm với việc côn trùng nào sợ cái gì, bạn có thể áp dụng thử.

* Bước 2: Lấy những “vật thể” còn lại từ côn trùng ra khỏi da

Không nên để nguyên vết thương và lập tức sát trùng. Bạn cần bình tĩnh kiểm tra lại, nếu còn những chiếc vòi bé xíu (của ong) hay các sợi lông tơ của sâu bọ còn vương lại, cần nhẹ nhàng nhổ hoặc kéo sạch hết chúng ra trước khi chúng gây ảnh hưởng nặng hơn.

>> Bạn nên:

Dùng nhíp hoặc móng tay, kim… để lể thật nhẹ nhàng những “vật thể” còn sót lại này. Lưu ý phải rửa sạch vật dụng và tay trước khi làm và phải làm thật từ tốn, nhẹ nhàng, nếu không bạn rất khó lòng rút được một chiếc “kim” bé xíu của con ong còn sót lại trên da bé.

Bước 3: Sát trùng vết thương

Việc rửa sạch vết thương sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, sau khi đã lấy côn trùng và phần vòi, kim… còn lại ra khỏi da, bạn nhất thiết phải sát trùng vết thương ngay cho bé.

>> Bạn nên:

Để vết thương dưới vòi nước chảy mạnh. Có thể dùng ngón tay bấm nhẹ vào vòi nước để đảm bảo lực nước xịt ra có áp lực cao. Rửa đi rửa lại nhiều lần như thế bằng nước sạch. Sau đó, có thể dùng alcol, oxy già hay các thuốc sát trùng khác để sát trùng vết thương. Nên làm việc này càng nhanh càng tốt. Sau khi hoàn tất, có thể dùng gạc sạch băng vết thương lại.

Bước 4: Đưa bé đến bác sĩ, nếu như…

Nếu vết thương của con không quá nghiêm trọng, bé chỉ bị ngứa, sưng nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc bé tại nhà. Nên dặn con không được gãi, cào vết thương. Nếu bé vẫn quá ngứa, bạn có thể dùng một cục nước đá xoa quanh vết đốt, cắn chừng vài phút, sau đó băng lại bằng gạc sạch hoặc để thoáng bên ngoài (nếu vết thương không chảy máu). Mỗi ngày, nên rửa vết cắn, đốt bằng nước muối pha thật loãng vài lần.

>> Bạn nên:

Bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ nếu như vết thương vẫn đau rát nhiều, ngứa nhiều, vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, bé có dấu hiệu sốt, khó thở, mặt sưng lên, sốc… Chú ý là tuyệt đối không dùng bất cứ loại lá cây, bã trầu hay thứ gì khác đắp lên vết thương, dễ gây nhiễm trùng nặng thêm. 

Tags:

Bài viết liên quan