Mẹ&Con - Không phải vô cớ mà mỗi khi đi khám bệnh, bên cạnh máu, nước tiểu là thứ thường được bác sĩ yêu cầu kiểm tra, xét nghiệm nhiều nhất. Chuyện “tè” của con không đơn giản chỉ là uống vào rồi… thải ra. Có vô vàn điều xoay quanh đó. Chẳng hạn như chỉ cần nhìn màu nước tiểu, lượng nước tiểu con “tè” mỗi ngày, mẹ cũng đã có thể đoán được phần nào tình trạng sức khỏe của con rồi. 'Thổi bay' nỗi lo bí tiểu sau sinh Ban hành nhiều lệnh cấm ở tiểu học Bữa ăn của hàng trăm trẻ tiểu học chế biến từ thực phẩm ôi

Chuyện “tè” phản ánh sức khỏe của bé?

Đúng thế! Một bé sơ sinh chỉ “tè” một lần trong vòng 24 giờ đầu tiên. Nhưng từ ngày thứ 6 trở đi, bé sẽ tè từ cả chục lần, thậm chí 10-20 lần/ngày là phổ biến. Nước tiểu khi mới chào đời có màu vàng sậm. Sau đó, màu sắc nước tiểu nhạt dần, nhạt dần theo từng ngày, đến khi có màu vàng sáng. Trong giai đoạn sơ sinh này, nếu thấy nước tiểu của bé sậm màu (trừ những ngày đầu mới sinh), bạn cần tăng cường lượng sữa bú mẹ cho bé. Ngoài ra, nếu thấy bé không tiểu sau mỗi 4 tiếng đồng hồ, bạn cần báo ngay cho bác sĩ biết.

luong-nuoc-tieu-con-te-hang-ngay-me-cung-doan-duoc-phan-nao-tinh-trang-suc-khoe-cua-con

Lưu ý một chuyện quan trọng: Nếu trẻ “tè” có nước tiểu màu vàng, kèm theo hiện tượng vàng da, quấy khóc, sụt cân, ăn ngủ không ngon thì phải đưa bé đến bác sĩ để làm xét nghiệm, kiểm tra ngay. Đó có thể là dấu hiệu bệnh lý của viêm gan, nghẽn đường mật. Trong trường hợp nước tiểu vàng sẫm nhưng không thường xuyên, khi cho bé bú nhiều, nước tiểu trong lại thì không đáng lo. Biểu hiện đó chỉ cho thấy bé uống thiếu nước, bú chưa đủ khiến lượng nước tiểu cô đặc hơn mức bình thường. Việc cần làm lúc này chỉ đơn giản là tăng cữ bú cho con, đảm bảo cho bé bú khoảng 150ml sữa/kg cân nặng/ngày. Bạn cũng cần biết thêm rằng, ngoài nguyên nhân thiếu nước, nước tiểu của bé cũng có thể chuyển sang màu vàng do ảnh hưởng loại thuốc bé đang phải uống hoặc mẹ phải uống sau đó lại cho con bú. Việc mẹ ăn thức ăn hoặc uống thức uống có chứa nhiều phẩm màu, nhiều chất phụ gia thì khi bé bú mẹ, nước tiểu của bé cũng có thể xuất hiện màu sẫm hơn một cách bất thường.

Mẹ cần biết

Để tránh nhiễm trùng đường tiểu cho bé (nhất là bé gái), luôn ghi nhớ nên vệ sinh cho bé từ trước ra sau. Tuyệt đối không vệ sinh vùng hậu môn trước rồi lại lau lên phía trên, có thể vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra lỗ tiểu, dẫn đến nhiễm trùng tiểu cho bé. 

Thêm một điều “mách nhỏ” mẹ biết nữa là trẻ em nếu đi “tè” có nước trắng đục như nước vo gạo thì không cần phải hốt hoảng lo. Đây là hiện tượng bình thường, không phải bệnh lý. Nguyên nhân của hiện tượng này là trong quá trình trao đổi chất của cơ thể con người, nhiều loại cặn bã sẽ được thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Phần lớn các chất thải ấy là muối khoáng như: Phốt phát, Canxi, muối của Axit axalic… Thông thường, các muối ấy sẽ hòa tan trong nước tiểu và được đào thải ra ngoài với màu trong, không đục. Nhưng do cơ thể trẻ phát triển nhanh, quá trình trao đổi chất tăng theo, vì vậy nồng độ thành phần của muối này cũng tăng. Nếu trẻ uống ít nước sẽ làm cho muối kết tinh chiết xuất, đóng cặn và khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu trắng đục. Hiện tượng này càng dễ gặp vào mùa đông giá rét, khi các muối được sinh ra trong quá trình trao đổi chất khó tan hơn, tạo nhiều muối kết tủa, khiến nước tiểu càng đục hơn.

Mẹ có biết

Trẻ em cũng có thể mắc bệnh tiểu đường?

Đái tháo đường trẻ em (hay còn được gọi là bệnh tiểu đường trẻ em) là một bệnh nội tiết không phổ biến như người trưởng thành. Nguyên nhân tiểu đường trẻ em thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá hủy cấu trúc tế bào bêta tụy làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết mạn tính.

Các biểu hiện khiến mẹ cần nghi ngờ con có bất thường với chuyện “tè” của bé là bé tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều nhưng lại gầy sụt cân đi nhanh chóng trong vài tuần hoặc vài tháng. Bé cũng có thể mắc chứng “tè” dầm dai dẳng, đau bụng, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi…

Liệu pháp điều trị thay thế insulin là bắt buộc và cần được thực hiện ngay sau khi xác định chẩn đoán tiểu đường càng sớm càng tốt. Mẹ nhớ kỹ một chuyện là không được cho bé uống các loại thuốc đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn một cách tùy tiện vì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho bé nhé! 

 

Để đảm bảo hệ tiết niệu cho con

Có một chuyện cần nhắc ngay với mẹ, trẻ em rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu do sức đề kháng còn yếu. Bệnh này diễn tiến âm thầm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận. Hình dung cơ bản nhất về nhiễm trùng đường tiểu, những vi khuẩn trong ruột có thể đưa ra ngoài cơ thể, nằm xung quanh hậu môn sau khi bé đại tiện. Nếu không được mẹ giữ vệ sinh cẩn thận, để bé mặc tã bẩn lâu, các vi khuẩn này có thể băng qua niệu đạo và bàng quang, gây nên nhiễm trùng đường tiểu. Thậm chí, chúng có thể đi cao hơn lên thận và gây viêm thận.

Thông thường, các bé gái dễ gặp phải nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu hơn các bé trai, do bé có niệu đạo ngắn hơn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi ngược vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Cấu trúc vùng sinh dục của bé gái lại “mở”, tạo điều kiện “thuận lợi” cho nhiễm trùng đường tiểu. Đó là chưa kể mẹ hay cho các bé gái mặc áo đầm, quần nội y quá nhỏ không đủ sức bảo vệ cho bé. Nếu con lê la chơi đùa dưới đất có thể gây viêm nhiễm cho bé như chơi.

luong-nuoc-tieu-con-te-hang-ngay-me-cung-doan-duoc-phan-nao-tinh-trang-suc-khoe-cua-con

Ở bé trai, với chuyện bé “tè”, nên để ý xem bé “tè” có dễ dàng không, vì trong một số trường hợp lỗ tiểu nhỏ, khi bé đi, nước tiểu không ra được ngay mà ứ lại, phồng lên ở “đầu ra”, dễ dẫn đến viêm nhiễm vùng sinh dục. Những biểu hiện cho thấy bé có trục trặc với đường tiểu là bé sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa, tiểu sót, tiểu lắt nhắt, nước tiểu đục màu kéo dài hoặc tiểu ra máu.

Để đảm bảo cho bé có hệ tiết niệu hoạt động tốt, bạn nên giữ thói quen kiểm tra tã thường xuyên nếu bé còn đang giai đoạn mặc tã. Nên thay sớm, đừng để bé làm ướt tã quá lâu, quá nhiều rồi mới thay. Cần cho con uống đủ nước, bú đủ sữa. Khi bé đủ lớn, nhớ nhắc con đi vệ sinh đều đặn vì nhiều bé mải chơi hoặc sợ nhà vệ sinh ở trường bẩn, có mùi hôi nên không dám đi, “nhịn” trong một khoảng thời gian dài dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. 

Với trẻ có dấu hiệu đi “tè” bất thường, bạn nên hết sức chú ý theo dõi, đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Một số bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu như sự bất thường bên ngoài cơ quan sinh dục (hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu đóng thấp…) nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho bé về sau.

Mẹ không nên…

– Không nên cho bé uống nước tăng lực, cà phê, một số loại nước ngọt có ga có chứa chất caffeine vì chúng sẽ gây tăng đào thải Canxi qua nước tiểu, kích thích bé tiểu nhiều và thiếu Canxi và rối loạn nhịp tim.

– Không nên cho bé uống nhiều nước sâm (rễ tranh, mía lau…) vì những loại nước này tuy có tính “mát”, giải nhiệt tốt nhưng lại gây lợi tiểu, kích thích bé “tè” rất nhiều dẫn đến gây mất nước cho cơ thể, thiếu hụt luôn cả một số khoáng chất (do bị đào thải liên tục ra ngoài). Lượng nước sâm cho trẻ uống chỉ nên là 1 ly nhỏ (200 ml)/ngày.

– Không nên cho bé uống nước theo kiểu ừng ực một lần thật nhiều. Nước lọc nên được bổ sung từng ngụm nhỏ. Quan sát nước tiểu của bé trong, có màu vàng nhạt là bé đã uống đủ nước. Ngoài nước lọc, có thể cho bé uống thêm nước dừa tươi, nước ép trái cây. Tuy nhiên, lưu ý là không dùng các loại nước này thay thế nước lọc. 

Hỏi nhanh bác sĩ

Kỹ thuật lấy nước tiểu cho bé

H:

Con tôi có vài bất thường về tiết niệu. Bác sĩ bảo lấy nước tiểu của bé để xét nghiệm nhưng mỗi lần mỗi cho kết quả khác nhau. Có người nói tôi lấy sai cách. Mong bác sĩ tư vấn giúp.

Đ:

Một đôi khi, bạn sẽ gặp phải khó khăn này. Muốn có được kết quả chính xác về xét nghiệm nước tiểu của trẻ, mẹ cần biết kỹ thuật lấy nước tiểu đúng cách. Đây là những hướng dẫn cho bạn: Cần lau sạch cho bé quanh lỗ tiểu, nước tiểu nên được lấy giữa dòng (cho bé “tè” một chút xíu rồi mới bắt đầu lấy chứ không lấy ngay từ đầu), đựng nước tiểu trong dụng cụ do bệnh viện phát và cần đưa đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt, được phân tích tức thì. 

Tags:

Bài viết liên quan